221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1044077
Tiêu chảy cấp nguy hiểm đã quay lại
1
Article
null
Tiêu chảy cấp nguy hiểm đã quay lại
,

 - Ngày 14/3, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết,  cả 7 mẫu bệnh phẩm do Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia gửi đều có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả.

Nhập viện vì ăn uống mất vệ sinh

Trong số 7 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả, 5 trường hợp đã được xuất viện, hiện còn 2 ca đang tiếp tục điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Hiện sức khoẻ của các bệnh nhân này tương đối ổn định và có thể ra viện trong vài ngày tới. Điều đáng nói là những bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm lần này đều do ăn uống mất vệ sinh.

cvb

 Nếu không chủ động phòng bệnh tiêu chảy cấp, tình trạng quá tải bệnh nhân như đợt dịch cuối năm 2007 sẽ diễn ra. Ảnh: VNN

Theo lời kể của bệnh nhân Nguyễn Xuân Hoà, 58 tuổi, đang điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia thì bệnh nhân có ăn thịt chó, mắm tôm và rau húng chó. Tối về nhà thấy đau bụng, mệt mỏi, đi ngoài nhiều rồi mất nước và được đưa đi cấp cứu.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Trần Huy Khanh, 40 tuổi, ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Anh Khanh có ăn tiết canh lợn. Sau khi ăn cơm khoảng gần 2 tiếng, anh Khanh thấy trong người mệt mỏi, tới hơn 3 giờ chiều thì bị đi ngoài liên tục và không dứt. Gia đình đưa anh tới Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia trong tình trạng truỵ mạch, chân tay co quắp, không tự đi lại được vì bị mất nước.

Như vậy, chỉ trong vòng hơn 10 ngày qua, Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân bị tiêu chảy, có ngày tới 5-7 người nhập viện. Trong số những bệnh nhân nhập viện do tiêu chảy cấp có một phụ nữ đang mang thai. 7 bệnh nhân bị nhiễm phẩy khuẩn tả nằm rải rác một số quận như Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, nhiều nhất là quận Hoàng Mai. Cả bảy trường hợp này đều chủ quan không đi uống vắc-xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế do y tế phường tổ chức đợt đầu năm.

PGS.TS Nguyễn Đức Hiền, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia cho biết, qua điều tra dịch tễ cho thấy tất cả các trường hợp trên đều ăn rau sống, một số người dùng thịt chó mắm tôm. Số bệnh nhân đã xác định có phẩy khuẩn tả và nghi nhiễm tiêu chảy cấp đều ở Hà Nội. Điều đáng mừng là các tỉnh có bệnh nhân tiêu chảy cấp có phẩy khuẩn tả trong đợt dịch trước chưa thấy có bệnh nhân chuyển lên.

Người dân coi thường cảnh báo

Được biết, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã khiến khoảng 2.000 người ở trên 17 tỉnh miền Bắc nhập viện kể từ 23/10/2007 đến ngày 10/12/2007, trong đó gần 300 người dương tính với phẩy khuẩn tả.

Ngay sau khi công bố hết dịch, tại các buổi họp giao ban về tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã nhiều lần nhắc lại nguy cơ dịch tiêu chảy cấp tái xuất hiện trở lại rất cao vào mùa xuân - hè 2008..

Bên cạnh đó, Bộ Y tế liên tục đưa ra các khuyến cáo về việc vệ sinh ăn uống đến người dân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.

cbn

Người dân phải tự bảo vệ mình bằng cách ăn uống đảm bảo vệ sinh để đề phòng tiêu chảy cấp. Ảnh: VNN.

Ngay tháng đầu năm 2008, Bộ Y tế đã tổ chức hai đợt uống vắc-xin tả ở hai quận Hoàng Mai và Thanh Xuân. Đây là những vùng có nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh tả nhất trong đợt dịch cuối năm 2007. Thế nhưng, kết quả của hai đợt uống vắc-xin chỉ đạt 70%. Điều này cho thấy nhiều người dân còn chủ quan, coi thường dịch bệnh. 

Hậu quả là sau hơn 3 tháng
công bố khống chế thành công dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm thì nay đã có nhiều dấu hiệu dịch quay lại.

Trước tình hình trên, PGS-TS Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, người phát ngôn chính thức của Bộ Y tế về dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm thông báo, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, nhất là 13 tỉnh, thành phố có dịch năm ngoái tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố.

Các tỉnh thành phải tiến hành xử lý, thậm chí đóng cửa các cửa hàng không đảm bảo vệ sinh thực phẩm hoặc cố tình vi phạm. Đồng thời, về phía người dân cũng cần thực hiện nghiêm theo các khuyến cáo của ngành y tế như: ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế ăn các thức ăn ngoài đường phố.

  • Lệ Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,