221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1044415
Thêm 2 tỉnh, thành có bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm
1
Article
null
Thêm 2 tỉnh, thành có bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm
,

 - Ngày 16/3, Bộ Y tế xác nhận thêm 2 tỉnh, thành là Hà Tây và Hải Phòng có 2 bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm nâng tổng số bệnh nhân mắc bệnh trong đợt này lên 9 người, tại 3 địa phương.

Cả hai bệnh nhân đang nằm điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Ngoài ra, tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia hiện còn một số bệnh nhân nghi mắc bệnh.

cvbnm
Ăn uống mất vệ sinh dễ mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm. Ảnh: VNN

Bệnh nhân mới mắc tiêu chảy cấp vẫn do ăn uống

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Tây cho hay, bệnh nhân nhiễm tiêu chảy cấp là người ở thành phố Hà Đông nhưng lại làm ăn tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo điều tra dịch tễ, sau khi ăn bún có rau sống, bệnh nhân nam có biểu hiện bị tiêu chảy tại gia đình nhiều lần và đi khám ở Bệnh viện 103, rồi mới chuyển đến Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.

Chiều 15/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã có công điện khẩn gửi các sở y tế, các bệnh viện thông báo về các trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả. Các bệnh nhân đều ăn rau sống, thịt chó, mắm tôm. Hiện nay không có trường hợp nào mắc thứ phát. Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhanh chóng dập dịch, không để dịch lây lan rộng. Các địa phương cần tăng cường truyền thông để người dân có thói quen ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Ngay sau khi có kết quả bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm, Sở Y tế Hà Tây đã tiến hành khử trùng tại gia đình bệnh nhân.

Ông Nguyễn Khắc Hiền cũng tỏ ra lo lắng về tình trạng mất vệ sinh ăn uống dẫn đến nhiều bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm. Đáng chú ý là tại Hà Tây có một lễ hội lớn là lễ hội Chùa Hương có nhiều du khách, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải được quan tâm.

Trước tình hình trên, ngày 17/3 Sở Y tế sẽ giao ban với tất cả phó chủ tịch các huyện rà soát công tác chống dịch ở từng địa phương.

Còn bệnh nhân tại Hải Phòng không ăn mắm tôm nhưng ăn bún và rau sống, Hiện bệnh nhân đang hồi phục và chờ kết quả xét nghiệm lại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội cho biết trong số 7 người mắc tả tại Hà Nội đợt này, có tới 4 người sống ở quận Hoàng Mai. Số còn lại ở quận Hoàng Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Một tuần qua tuần qua không phát hiện thêm ca mới nào ngoài 7 ca đã được ghi nhận từ 6-10/3. Tại những địa bàn có bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp, công tác khử trùng, khử khuẩn môi trường đã được thực hiện.

Nguy cơ mắc bệnh rất cao

Mặc dù việc vệ sinh ăn uống và sinh sống vẫn luôn được các cơ quan chức năng đưa ra nhưng người dân vẫn chủ quan.

Ngay tại buổi kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ Trương Định, Định Công sáng 16/3, TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế vẫn khẳng định: nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới rất cao do người dân vẫn chủ quan trong ăn uống.

Ngay tại chợ Định Công có bán chim nướng, trứng gia cầm không có nguồn gốc. Khi đoàn kiểm tra đến khu vực mua bán gia cầm sống, người bán hàng đã nhanh chân tẩu tán gà vịt, dụng cụ giết mổ, nhưng lông gà, tiết còn vương vãi khắp nơi. Người bán thức ăn chín, thức ăn đường phố không dùng găng tay dùng 1 lần lấy thức ăn. Các tủ kính cũng không có lưới chống ruồi.

6 thông điệp an toàn thực phẩm phòng chống bệnh tiêu chảy cấp 

Cục ATVSTP, Bộ Y tế đưa ra 6 thông điệp an toàn thực phẩm phòng chống bệnh tiêu chảy cấp, cụ thể:
1. Thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống.
2. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống.
3. Dụng cụ, bát đũa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi.
4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.
5. Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau.
6. Thực hiện 6 không:
(1) Không ăn rau sống.
(2) Không ăn tiết canh.
(3) Không ăn mắm tôm, mắm tép sống.
(4) Không ăn gỏi cá, hải sản sống
(5) Không ăn nem chạo, nem chua.
(6) Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh 

(Nguồn: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm  - Bộ Y tế)

  •  Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,