221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1049847
Dịch bùng phát, "bóng" trách nhiệm lăn về ai?
1
Article
null
Hà Tĩnh:
Dịch bùng phát, 'bóng' trách nhiệm lăn về ai?
,

 - Trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại Hà Tĩnh đã cùng lúc bùng nổ 2 dịch gia súc: lở mồm long móng và lợn tai xanh. Đáng chú ý, chính quyền địa phương và ngành thú y hoàn toàn bị động trước tình hình dịch bệnh.

 

Hai dịch cùng hoành hành

 

Tính đến hết ngày 1/4 đã có 10 xã, phường tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh xảy ra dịch bệnh lợn tai xanh, làm 3.040 con lợn mắc bệnh (trong đó chết 545 con).

Mô tả ảnh.
Tính cả đợt rét hại, bà Đạt đã thiệt hại hàng chục triệu đồng.


Cùng thời điểm, dịch long móng lở mồm đang hoành hành tại 11 xã thuộc các huyện Kỳ Anh, Lộc Hà làm 27 con trâu, bò bị mắc bệnh và buộc phải tiêu huỷ.

 

Số lượng gia súc nhiễm dịch có khả năng sẽ tiếp tục lây lan trong những ngày tới do diễn biến dịch bệnh đã trở nên phức tạp và khó khống chế.

 

Như đã đưa tin, do dịch bệnh được phát hiện quá muộn nên nhiều người dân trong địa phương đã tranh thủ bán tống bán tháo đàn gia súc của mình vì sợ lợn chết. Trong 10 ngày, người dân ở nhiều xóm đã bán được hết số lợn nhiễm bệnh của mình. Ngay cả khi chính quyền đã có biện pháp khoanh vùng thì vẫn có những gia đình và thương lái chuyển lợn ra khỏi vùng dịch.

 

Đàn lợn dịch tại các xã, phường Hà Huy Tập, Thạch Bình (TP Hà Tĩnh), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), Thạch Hội (Thạch Hà) đã bắt đầu phát bệnh từ cuối tháng 2 đầu tháng 3. Đến ngày 29/3, khi dịch bệnh đã bùng phát dữ dội, các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn mới xác định được dịch lợn tai xanh và triển khai phòng chống dịch.

 

Dịch lợn tai xanh cùng lúc với dịch lở mồm long móng làm không ít người dân gặp cảnh khốn khó. Bà Nguyễn Thị Đạt (Cẩm Bình) nghẹn ngào: "Khổ lắm chú ơi, vừa mới xong đợt rét đậm rét hại đã cơ cực lắm rồi, bây giờ lại đến dịch bệnh làm cả đàn lợn của tôi coi như mất trắng...”.

 

Còn rất nhiều nông dân có hoàn cảnh như bà Đạt. 

 

...trái bóng trách nhiệm lăn vòng quanh

 

Ngày 31/3, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp công bố dịch bệnh tai xanh. Ngành nào cũng đứng lên nhận trách nhiệm trong việc để dịch bệnh lây lan. Thế nhưng... 

Mô tả ảnh.

Thịt lợn vẫn được bày bán ngay trên Quốc lộ 1 đoạn qua Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), huyện đang phải chịu thiệt hại nặng nề vì dịch heo tai xanh.

Ông  Phạm Thanh Bình, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y, cho biết: “Hệ thống ngành thú y chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc triển khai, giám sát, khống chế dịch bệnh. Chúng tôi đã tự kiểm điểm trước UBND tỉnh. Thế nhưng, nguyên nhân trước hết để dịch bệnh phát triển là do chính quyền và thú y cơ sở không khai báo, giám sát khiến dịch bệnh phát triển nhanh và phức tạp. Nếu chính quyền địa phương không chịu hợp tác thì chúng tôi có cũng đành chịu”.

 

Ông Bình cho biết thêm: “Tại nhiều xã, chính quyền đã gây khó khăn cho lực lượng thú y trong vấn đề kiểm dịch. Như tại chợ gia súc Kỳ Tiến, nơi phát sinh mầm bệnh lở mồm long móng, hàng ngày có hàng nghìn gia súc được buôn bán nhưng không hề có một cán bộ thú y hay đơn vị kiểm dịch nào hoạt động. Chính quyền địa phương vì nguồn lợi nên có thái độ bất hợp tác với ngành thú y...".  

Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên thừa nhận: “Sự phối hợp giữa thú y với chúng tôi là chưa chặt chẽ và không thường xuyên. Ngành thú y cũng thiếu giám sát trong vấn đề kiểm dịch. Chính quyền xã làm việc thiếu trách nhiệm và không có sự báo cáo thường xuyên, kịp thời lên cấp trên”.

 

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên, ông Trương Hữu Duyệt cho biết thêm: “Chúng tôi có trách nhiệm kiểm tra nhưng việc kiểm tra chỉ tiến hành theo từng đợt, tùng lúc chứ không thường xuyên và chặt chẽ”.

 

Trả lời câu hỏi lý do bùng phát bệnh dịch LMLM ở Kỳ Anh, ông Dương Đình Loan (Trưởng trạm Thú y huyện Kỳ Anh) nói: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác kiểm dịch lỏng lẻo, mấy con bò đầu tiên phát bệnh không được qua kiểm dịch. Các chốt kiểm dịch của huyện không đủ năng lực để bắt giữ các xe chở gia súc trên tuyến đường quốc lộ”

Mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Chủ tịch UBND Cẩm Xuyên: "Sự phối hợp giữa các ngành là chưa hiệu quả".

Tìm đến xã Cẩm Bình, một trong những xã phát dịch bệnh lợn tai xanh đầu tiên, ông Đặng Quốc Hải, Phó chủ tịch UBND xã cho rằng "năng lực của thú y xã còn quá hạn chế". Khi được hỏi tại sao lại báo cáo lên huyện chậm, ông Hải thừa nhận là chính quyền không hề biết đó là dịch bệnh.

 

Ông Nguyễn Đình Lý, thú y xã thì phần bua: “Tôi thấy mấy con lợn có dấu hiệu sốt, tai đỏ; nhưng không biết đó là bệnh gì. Đến lúc nhiều hộ gia đình bị quá thì tôi mới hốt hoảng báo cáo lên trên. Từ trước đến nay tôi chưa hề được tham gia một khoá tập huấn nào về dịch lợn tai xanh cả”.

 

Ông Hải còn cho biết thêm: “Từ ngày 25/3 chúng tôi đã báo lên huyện để tìm cách xử lý nhưng đến 27/3 thì thú y tỉnh mới về và đến 30/3 thì mới biết là dịch bệnh lợn tai xanh. Trong thời gian từ chờ cấp trên xử lý, người dân hoang mang đã bán tháo lợn cho tư thương với giá rẻ mà chúng tôi cũng không thể có biện pháp gì ngăn chặn ngoài việc tuyên truyền”.

 

“Trách nhiệm phòng chống dịch bệnh là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, chính quyền và các cơ quan chức năng đóng vai trò chủ chốt”.

Ông Phạm Thanh Bình, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y

 

  • Văn Tuấn - Duy Tuấn -  Hà Vy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>