221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1051955
Thức ăn ở nhiều nhà hàng lớn có khuẩn tả
1
Article
null
Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm:
Thức ăn ở nhiều nhà hàng lớn có khuẩn tả
,

 - Ngày 7/4, đã có thêm 2 địa phương có người mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm, nhiều nhà hàng được công bố thức ăn có vi khuẩn tả nhưng người phát ngôn về dịch của Bộ Y tế vẫn “đá đẩy” nhau.

nnnn
Bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện ngày càng đông. Ảnh: Phạm Hải

Thêm 2 địa phương có dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm

Chiều 7/4, ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết đã có thêm 2 địa phương xuất hiện bệnh nhân tả là Hải Dương và Ninh Bình, nâng tổng số địa phương có dịch lên 12 địa phương. Đó là Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Ninh Bình.

Ngày 7/4, BS Trịnh Xuân Đạt, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình xác nhận địa phương này đã ghi nhận ca mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả đầu tiên. Bệnh nhân nam này ở xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, cùng ăn tại 1 quán ăn cùng với 10 người, nhưng chỉ riêng anh này mắc bệnh. Hiện tại bệnh nhân đang điều trị tại BV quân y 105.

Bệnh nhân tả đầu tiên ghi nhận được ở Quảng Bình chính là người ở Hà Nội, khi đi công tác và lưu trú tại 1 khách sạn ở Đồng Hới, đã phát bệnh ở đây. Khi nhập viện Việt Nam - Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), anh Nguyễn Đức Hiền (trú tại quận Đống Đa) bị đi ngoài nhiều, xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả.

Hiện đã có 364 trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 85 người dương tính với phẩy khuẩn tả.

Đây có thể chưa phải con số chính xác bởi số người mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm nhập các viện hàng ngày còn đông hơn.

Nhiều nhà hàng lớn ở HN thức ăn có vi khuẩn tả

Cũng trong ngày 7/4, ông Trần Đáng công bố danh sách một số cửa hàng thức ăn có vi khuẩn tả mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra trong tháng 3 đã phát hiện.

TIN LIÊN QUAN
Tại một số nhà hàng tại Hà Nội như Hiếu Béo, Thùy Linh... đều phát hiện vi khuẩn gây tiêu chảy e.coli và coliform trên rau sống dùng ăn ngay và thớt thái đồ chín.

Ông Trần Đáng, cho biết: “Rau sống tại các nhà hàng được kiểm đều có vi khuẩn Coliforms, E.Coli, Cl.perfringens, Staph.aureus với mật độ 50 – 500 vi khuẩn trong 1 gam rau. Điều đó chứng tỏ rau sống đã bị nhiễm phân đã lâu và mới nhiễm. Một số mẫu rau sống cũng có phát hiện vi khuẩn tả”.

Còn tại mắm tôm lấy ở Thanh Hoá, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An đều có vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí (Cl.perfrigens, Cl.tetani), B.cereus, Staph.aureus, Coliform với mức độ 100 – 10.000 con/ml”.

Theo giám sát của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 78% bệnh nhân mắc tả đợt này ở lứa tuổi 20-29. Đây là nhóm người trẻ tuổi thích ăn uống tại các quán ăn vỉa hè.

Ông Trần Đáng khẳng định, nếu không kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các loại thực phẩm ăn ngay, cùng mới một số yếu tố về thời tiết (nóng, ẩm làm vi khuẩn dễ phát triển), không kiểm soát được người lành mang trùng thì nguy cơ dịch tiếp tục lan rộng là rất lớn.

"Đùn đẩy" nhau phát ngôn dịch tiêu chảy cấp

Trong khi dịch tiêu chảy cấp ngày một lan nhanh và căng thẳng thì Bộ Y tế không có người đứng ra phát ngôn dịch bệnh. Tại vụ dịch thứ 2 xảy ra đầu năm 2008, Bộ Y tế đã chỉ định người phát ngôn dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm là ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Thế nhưng, tại thời điểm “nóng bỏng” này ông Trần Đáng không nhận là người phát ngôn dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.

ccvđ
Tình trạng quá tải bệnh nhân tiêu chảy cấp tại các bệnh viện đang diễn ra. Ảnh: Phạm Hải

Chiều 7/4, trao đổi với báo chí, ông Đáng cho biết: “Đúng là Bộ Y tế có cử tôi là người phát ngôn dịch tiêu chảy cấp nhưng đó là đợt dịch trước. Còn tại thời điểm này khi vụ dịch thứ 3 đang diễn ra tôi không phải là người phát ngôn chính thức của Bộ Y tế về dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm”.

Ông Đáng cho biết thêm, hiện Bộ trưởng đã giao Cục Y tế dự phòng và môi trường phát ngôn về dịch tiêu chảy cấp.

Trao đổi với VietNamNet chiều 7/4, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, từ chối công bố thông tin về dịch tiêu chảy cấp. Khi đề cập đến việc người phát ngôn ông Nga cho biết: Liên quan đến tiêu chảy cấp nguy hiểm phải hỏi ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, kiêm người phát ngôn của dịch tiêu chảy cấp.

Theo một thông tin từ phóng viên báo khác khi hỏi Cục Y tế dự phòng và môi trường về người phát ngôn dịch tiêu chảy cấp thì nhận được câu trả lời: phải đợi 15 ngày sau khi đăng công báo, quyết định người phát ngôn dịch có hiệu lực mới có quyền phát ngôn.

Bộ Y tế vẫn xa xả yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm để người dân phòng tránh. Thế nhưng, khi cần người phát ngôn chính thức để có những thông tin chính xác thì không ai đứng ra làm.

  • Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,