221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1057127
Chống dịch “tai xanh”: Vẫn phải tiêu huỷ triệt để
1
Article
null
Chống dịch “tai xanh”: Vẫn phải tiêu huỷ triệt để
,

 - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, để dập dịch "tai xanh" hiệu quả, biện pháp tối ưu vẫn là khoanh vùng, tiêu hủy ngay những con lợn nhiễm bệnh nặng, cách ly những con bị bệnh thể nhẹ. Các giải pháp khác như chế biến, giữ lại chữa trị có thể làm mầm bệnh phát tán rộng hơn. 

Mô tả ảnh.
Bộ NN-PTNT yêu cầu nghiêm cấm vận chuyển lợn qua các vùng có dịch 
(ảnh VNN)

Đã tiêu huỷ trên 200.000 con lợn 

Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) ghi nhận, đến nay, dấu hiệu dịch “tai xanh” trên đàn lợn đã giảm tại một số địa phương miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... song lại diễn biến phức tạp tại các tỉnh mới phát sinh là Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng... khiến nguy cơ dịch lây ra các tỉnh lân cận là rất lớn. Đã có khoảng 215.000-216.000 con lợn ốm, chết, buộc phải tiêu huỷ. 

Trong khi đó, dịch "tràn" đến các tỉnh trọng điểm chăn nuôi của khu vực phía Bắc (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên) cùng với việc vận chuyển lợn sang Trung Quốc qua đường Móng Cái - Quảng Ninh đang đe dọa nghiêm trọng đến 17 triệu con lợn ở vùng này. 

Trước nhiều ý kiến cho rằng, việc tiêu hủy gần 200.000 con lợn mắc bệnh “tai xanh” hiện nay là lãng phí, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 22/4, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng khẳng định, công tác khoanh vùng, tiêu hủy ngay những con lợn nhiễm bệnh nặng, cách ly những con bị bệnh thể nhẹ vẫn là giải pháp tối ưu. 

Ông Bổng lý giải, việc chế biến thịt lợn bệnh thành thức ăn cho người hoặc gia súc là không khả thi do hệ thống giết mổ tập trung của Việt Nam không đảm bảo. Việc giữ lại lợn bệnh để chữa trị có thể làm mầm bệnh phát tán rộng hơn, thông qua chính... cán bộ thú y - những người trực tiếp tiếp xúc với lợn bệnh. 

Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ, TS. Tô Long Thành, cũng lo ngại, liệu có dám chắc người nông dân chỉ chế biến thịt heo cho gia đình ăn hay đem phát tán sang các địa phương khác do tiếc của?

Chưa kể, lực lượng thú y địa phương không thể đảm bảo việc vận chuyển heo bệnh khi chưa chế biến kỹ. Do vậy, phương án tốt nhất trong mùa dịch này vẫn là tiêu hủy, chôn lấp heo mắc dịch tại chỗ. 

Theo ông Thành, để phòng bệnh chống dịch “tai xanh”, địa phương cần phải tiêm phòng đầy đủ các loại văc-xin phòng bệnh khá,c nhất là dịch tả lợn, để đảm bảo lợn không bị chết do các nhiễm khuẩn khác sau khi đã nhiễm virus “tai xanh”.

Kinh nghiệm chữa trị bệnh “tai xanh” ở Bắc Giang và Hải Dương cho thấy, sau khi chữa khỏi, đàn lợn nái không bị ảnh hưởng nhiều về khả năng sinh sản. Đợt dịch trước tại Bắc Giang, người dân đã cho lợn uống thuốc hạ sốt và bổ sung dần kháng sinh qua thức ăn. Còn ở Hải Dương, khả năng sinh sản của đàn nái chỉ giảm ở hai lứa đầu, đến lứa thứ ba trở lại bình thường.

TIN LIÊN QUAN
Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nêu quan điểm, khi ổ dịch tai xanh xảy ra nên xử lý theo 3 bước: với lợn đã phát triệu chứng bệnh (kết quả test dương tính) thì tiêu hủy kịp thời; lợn sau khi test cho kết quả âm tính thì cách ly ngay sang khu vực khác để tiếp tục nuôi, đồng thời tăng cường vệ sinh chuồng trại, dinh dưỡng.

Trường hợp thứ ba, nếu kết quả test dương tính với vi khuẩn PRRS (Hội chứng Rối loạn hô hấp và Sinh sản ở lợn) nhưng lại chưa phát bệnh thì không nên đem chôn sống, có thể cho mổ lấy thịt, sau đó luộc chín, chế biến thành các món như dăm bông, xúc xích, lạp xườn... hoặc có thể để tủ lạnh ăn dần. 

"Thiết quân luật" về vận chuyển lợn

Để kiểm soát việc vận chuyển lợn bệnh, tránh gây phát tán dịch, trong ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã ban hành liên tiếp hai công điện quy định điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch lợn sống qua biên giới và kiểm soát vận chuyển lợn trong thời gian có dịch “tai xanh”.

Công điện số 23 "Quy định điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch lợn sống qua biên giới trong thời gian có dịch Tai xanh", nêu rõ, kể từ ngày 26/4, Bộ NN-PTNT chỉ cho phép xuất khẩu tiểu ngạch lợn sống qua biên giới khi: lô hàng lợn sống có xuất xứ từ những tỉnh, thành không có dịch tai xanh và có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y tại gốc xuất đi xác nhận lợn không bị bệnh.

Hơn nữa, lộ trình vận chuyển của lô hàng đến biên giới không đi qua các tỉnh, thành có dịch tai xanh.

Còn tại Công điện số 22, về việc "Tạm dừng vận chuyển lợn và sản phẩm lợn đi qua vùng có dịch tai xanh ở lợn", Bộ NN-PTTN cũng yêu cầu, trong thời gian các tỉnh phía Bắc đang có dịch, kể từ ngày 26/4, sẽ tạm dừng việc kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn chưa qua xử lý, chế biến chín từ các tỉnh, thành phía Bắc vào phía Nam và ngược lại, lấy ranh giới là đèo Hải Vân.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ thị, cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn chưa qua xử lý, chế biến chín đi qua các tỉnh đang có dịch tai xanh, bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tính, kể từ ngày 25/4, cho đến khi các tỉnh này công bố hết dịch trên địa bàn.

Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển lợn, sản phẩm lợn qua vùng có dịch thì phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 của NĐ 33 quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh Thú y, đó là: phải được phép của UBND tỉnh và chỉ được đi theo tuyến đường do Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh của tỉnh quy định, không được dừng phương tiện. Sau khi đi qua vùng dịch, phương tiện phải được khử trùng tiêu độc ngay.

  • Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,