221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1064029
Long An: Nguy cơ lớn bùng phát dịch cúm gia cầm
1
Article
null
Long An: Nguy cơ lớn bùng phát dịch cúm gia cầm
,
 - Mới đây, Cơ quan Thú y vùng 6 cho biết, Long An đã tái phát dịch cúm gia cầm (H5N1). Điều nguy hiểm, vịt chạy đồng vẫn đang nhởn nhơ trên các cánh đồng mà chưa có cách gì kiểm soát... Trước đó, đầu tháng 5/2008, đã có 2.000 con vịt bị chết
 
Trong hai ngày (1-2/5), hai đàn vịt chạy đồng với hơn 2.000 con ở huyện Thạnh Hoá và Tân Thạnh, Long An đã bị chết hàng loạt.  Cơ quan Thú y vùng 6 thông báo, Long An đã tái phát dịch cúm gia cầm (H5N1). Ông Đinh Văn Thế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An, cho biết: Vịt chạy đồng đang là một hiểm hoạ bùng phát dịch cúm gia cầm ở Long An, nhất là ở khu vực các huyện vùng Đồng Tháp Mười.
 
Vịt chạy đồng né tiêm phòng
 
Mô tả ảnh.
Vịt chạy đồng thả lan dưới các con kênh ở huyện Tân Thạnh.
Hiện nay, mỗi ngày có hàng chục đàn vịt chạy đồng, mỗi đàn trung bình từ 500 - 1.000 con từ các tỉnh như Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang… đến Long An.
 
Có mặt tại ấp 4, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hoá, nơi mới xảy ra ổ dịch cúm gia cầm (H5N1) mới thấy người dân ở đây chưa quan tâm lắm đến dịch cúm gia cầm, nhất là những người có nuôi gà vịt.
 
Bà Lê Thị Năm, một người dân ở đây có nuôi hơn 40 con vịt, thản nhiên nói: “Người ta nuôi nhiều mới bị bệnh, còn mình nuôi ít chắc không sao”. Bà còn nói thêm: “Ở đây ai cũng vậ̣y, nuôi ít gà vịt trong nhà thì ai đi tiêm phòng”.

Không chỉ người nuôi ít gà vịt không quan tâm đến việc tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm (H5N1), ngay cả người nuôi nhiều cũng thường “né” tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình, nhất là “cánh quân” vịt chạy đồng.
 
Theo họ, tiêm phòng rất tốn kém, gần đây lại có nhiều đàn vịt đã tiêm phòng rồi mà vẫn bị nhiễm H5N1. Có lẽ vì vậy, nhiều chủ vịt đối phó với cơ quan chức năng địa phương bằng cách tiêm một ít rồi thôi, hoặc mua thuốc về tiêm (đủ lượng tiêm cho đàn vịt) nhưng chỉ tiêm vài con cho có lệ rồi thôi, để dành thuốc tiêm mũi 2. Ngay như đàn vịt bị nhiễm H5N1 vừa qua là một minh chứng.

Theo cán bộ xã Tân Tây: Đàn vịt bị cúm này có hơn 1.000 con (73 ngày tuổi). Đàn vịt này từ Trà Vinh mới chuyển tới vào hôm 20/4. Ngày 1/5, khi phát hiện vịt chết nhiều, khoảng 200 con bị chết bệnh, lực lượng của xã kết hợp với thú y đến kiểm tra. Nhưng đến nơi, chỉ gặp người làm công, giữ vịt, còn chủ đàn vịt thì đã "biến" đâu mất! Người giữ vịt trình với thú y giấy tiêm phòng vắc-xin H5N1 (mũi 2) vào ngày ... 29/4/2008(?). E ngại vịt chết nhiều (nghi bệnh tụ huyết trùng, dịch tả) nên xã buộc phải bao vây tiêu huỷ đàn vịt này.
 
Còn đàn vịt ở xã Hậu Thạnh Đông (huyện Tân Thạnh) cũng thế. Đàn vịt hơn 1.000 con này (55 ngày tuổi) đến từ tỉnh Hậu Giang. Khi kiểm tra thì cũng trình giấy đã được tiêm phòng vắc-xin H5N1 (mũi 1). Nhưng đến đây mới được mấy ngày thì lăn đùng ra chết. Chủ đàn vịt thường thì “bỏ của chạy lấy người”, báo hại địa phương phải tốn công tốn sức lo cho cái “hậu sự” để lại của đàn vịt bệnh.
 
Thú y gánh không xuể

Mô tả ảnh.
Vịt chạy đồng “nghỉ trưa” dọc theo các tuyến kênh ở Thạnh Hoá.
Ông Đinh Văn Thế than: Lực lượng thú y của địa phương, lo cho đàn gia cầm trong tỉnh cũng đủ mệt, giờ phải gánh thêm “ông” vịt chạy đồng từ nơi khác đến. Mấy "ông" này thường không có sổ theo dõi, không tiêm phòng vắc-xin cúm. Trong khi đó, lực lượng thú y cũng như các địa phương trong tỉnh không có quyền cấm các chủ vịt đem vịt chạy đồng từ nơi khác đến, nếu trong tay họ đã có giấy tiêm phòng vắc-xin H5N1 cho đàn vịt. Còn chuyện họ có tiêm phòng cho đàn vịt của họ hay chưa thì… có trời mới biết!

Cũng theo ông Thế, ngoài đàn gia cầm của tỉnh,hiện có trên 4 triệu con (50% là vịt), khu vực các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh hiện nay, như huyện Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Thủ Thừa, Đức Huệ (các huyện này đang thu hoạch lúa)… lại có thêm trên 300.000 vịt chạy đồng từ nơi khác tới. Thậ̣m chí, có xã có trên 25 con vịt chạy đồng đến “định cư”. Như xã Thuỷ Đông của huyện Thanh Hoá, vịt “đông như kiến”. Có thể nói, nơi đây được xem là một trong những “điểm nóng” tập kết vịt chạy đồng từ các nơi khác đến.
 
Quả thật, nếu không tận mắt chứng kiến thì khó mà hình dung được: một đoạn kênh dài “toàn vịt với vịt”. Chị Ánh, một người dân ở đây, lo lắng, bức xúc: “Ở đây ai cũng toàn xài nước sông. Vậy mà còn bị mấy con vịt ở đâu kéo đến “quậy” làm cho nước sông đục ngầu, rất dơ. Nếu có dịch xảy ra thì khó mà lường được chuyện gì sẽ xảy ra... ”.

Mô tả ảnh.
Vịt nuôi mới, tái đàn cũng là một trong nhưng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ở Long An.
Ông Đinh Văn Thế cho biết: Trước tình hình cấp bách, Chi cục Thú y Long An đã cùng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm của hai huyện Tân Thạnh, Thạnh Hoá cho phun thuốc khử trùng nơi phát dịch và các hộ chăn nuôi ở khu vực xung quanh (2 lần/tuần). Ngoài ra, nghiêm cấm không cho vịt chạy đồng ra vào khu vực có dịch cho đến khi hết dịch.
 
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo cho tiêu huỷ ngay nếu thấy gà vịt bị chết, không phải chờ kết quả xét nghiệ̣m.
 
Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị UBND hai huyện chỉ đạo các ngành chức năng của huyện kết hợp với các xã, thị trấn thành lập các trạm chốt chặn các đường ra vào của huyện (đường bộ và nhất là đường thủy) để ngăn chặn vịt chạy đồng từ các nơi khác đến, kể cả vịt đã có giấy được tiêm phòng vắc-xin H5N1, nếu cố tình vi phạm thì tiêu huỷ. Áp dụng biện pháp mạnh này vì hiện nay, áp lực vịt chạy đồng từ các nơi khác về Long An tá túc rất lớn (sau đó, đem về TP.HCM tiêu thụ). 
  • Bài và ảnh: Kiến Văn  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,