221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1077428
Chém cướp trọng thương có bị truy cứu hình sự?
1
Article
null
Chém cướp trọng thương có bị truy cứu hình sự?
,

 - Sau khi chém đối tượng dùng súng cướp tiệm vàng Hùng Vỹ trọng thương, ngăn chặn vụ cướp táo tợn, nguy hiểm, anh Hoàng Văn Chính - người hùng lại cảm thấy lo lắng không biết mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

TIN LIÊN QUAN

Xung quanh vấn đề này, phóng viên VietNamNet đặt câu hỏi với các luật sư, và câu trả lời có thể làm yên lòng những "Lục Vân Tiên" khi ra tay nghĩa hiệp.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM:

Việc 2 tên cướp sử dụng vũ khí là súng, thì đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng mọi người đang có mặt ở đó. Việc anh nhân viên tiệm vàng chém tên cướp là biện pháp phòng vệ chính đáng, ngăn chặn được hành vi cực kỳ nguy hiểm của tên cướp sẵn sàng giết người cướp của, đây là việc làm bất chấp nguy hiểm, hành động như vậy là cần biểu dương!

Tên cướp Nguyễn Tiến Nam - một trong hai cướp dùng súng đã được anh Hoàng khống chế. Ảnh: P.Công
Luật sư Nguyễn Trường Thành, Đoàn Luật sư Thành phố Cần Thơ: 

Theo tôi, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này bởi, đây là trường hợp phòng vệ chính đáng. Về mặt pháp lý, không truy cứu trách nhiệm hình sự được!

Xét về sự tương quan vũ khí, một bên dùng súng, một bên dùng dao, thì đây là tình huống cấp thiết, nên trong trường hợp này, anh nhân viên tiệm vàng đã hoàn toàn đúng luật.

Luật sư Nguyễn Minh Thuận, Văn phòng luật sư Lê Quang Y:

Theo quan điểm cá nhân tôi, hành vi của anh Chính (nhân viên tiệm vàng), dùng dao chém trọng thương 1 trong 2 tên cướp đang lăm lăm vũ khí trong tay như quý báo nêu là thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, được quy định tại Khoản 1, Điều 15, Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta.

Theo đó, anh Chính không phạm tội. Điều luật quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. 

Anh Hoàng Văn Chính, người đã xả thân bắt cướp.(Ảnh làm mờ để đảm bảo sự an toàn cho nhân vật). Ảnh: Phan Công

Điều luật cũng nhấn mạnh rằng: “Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Trước đây, Tòa án nhân dân tối cao có nhiều văn bản hướng dẫn về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác liên quan đến việc có phòng vệ chính đáng hay không.

Cụ thể là Chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983 có nêu: “Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:

1. Hành vi xâm phạm những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ; 

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại; 

4. Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại…”. 

Tuy nhiên, khi nhận xét về hành vi trên, chúng ta cần xem xét một cách toàn diện vấn đề, xem xét đến tương quan lực lượng cũng như xem xét động cơ của anh Chính.

Anh Chính không còn lựa chọn nào khác, khi trước mắt anh là hình ảnh người thân bị cướp gí súng vào người, là việc gia đình đang đứng trước nguy cơ bị mất một số tài sản rất lớn… và nếu anh Chính ra tay có bất cứ một sơ suất nhỏ nào có thể phải trả giá bằng tính mạng của mình trước, với những nòng súng của hai tên cướp.

Cần phải nói thêm rằng, hành vi của anh Chính cũng dừng lại ở một chừng mực nhất định khi tên cướp bị trúng đòn, và không còn phản kháng gì cũng là lúc anh Chính dừng tay lại, chứ không tiếp tục tấn công!

  • Phan Công (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,