221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1077446
Nợ tiền, bệnh viện nhỏ "nghỉ" thuốc!
1
Article
null
Nợ tiền, bệnh viện nhỏ 'nghỉ' thuốc!
,

 - Mỗi tháng, bệnh viện tuyến quận, huyện thường chi trả khoảng vài trăm triệu đồng tiền thuốc, trong khi các bệnh viện tuyến trên mỗi ngày tiền thuốc lên đến tiền tỷ. Chính vì vậy, với một số bệnh viện lớn, giá thuốc đấu thầu có thể gia giảm đôi chút vì nguồn hàng lớn. Còn đối với các bệnh viện tuyến quận, huyện, nếu áp dụng giá đấu thầu thuốc của các tuyến trên, thường công ty dược từ chối vì lý do: nợ chưa trả, hết hàng…

Nợ tiền, ngưng bán thuốc!

"Bệnh viện muốn mua thuốc bằng tiền mặt, các công ty dược cũng không muốn bán!" DS. Trịnh Thị Kim Thu - PGĐ BV Phú Nhuận, cho biết. Ảnh: H.Cát
Suốt buổi chiều, tại phòng DS. Trịnh Thị Kim Thu – Phó Giám đốc BV Phú Nhuận, chuông điện thoại reo liên tục. Chị nhận được ít nhất 10 cuộc điện thoại “đòi nợ và không bán thuốc” từ các công ty dược, xen vào đó là vài thông báo từ các nhân viên Khoa Dược, khi thì hết thuốc kháng sinh chích, khi thì hết gel siêu âm...

“Các công ty dược, đặc biệt là công ty độc quyền như Dielthem VN, Vimedimex, hoặc Phytopharma, không hứng thú với các bệnh viện quận, huyện. Nhiều công ty chỉ cho bệnh viện nợ khoảng 30 triệu đồng. Nợ nhiều hơn, công ty sẽ ngưng cung cấp hàng. Tình trạng này không phải chỉ xảy ra một mình bệnh viện Phú Nhuận, mà hầu như tất cả các bệnh viện quận, huyện,” BS. Kim Thu cho biết.

Nhiều loại thuốc cấp cứu, bệnh viện buộc phải xuất tiền mặt để mua dự phòng. Nhưng thậm chí, muốn mua bằng tiền mặt, các công ty dược cũng không muốn bán. DS. Thu chia sẻ, đó là chưa kể, mỗi toa thuốc mà bệnh viện kê, thuốc nội chiếm khoảng 70%. Nhưng chi phí cho thuốc nội còn chưa trả nổi, huống chi là thuốc ngoại.

Hơn thế nữa, mỗi tháng, bệnh viện tuyến quận, huyện thường chi trả khoảng vài trăm triệu đồng tiền thuốc, trong khi các bệnh viện tuyến trên như BV Chợ Rẫy, mỗi ngày tiền thuốc lên đến tiền tỷ. Chính vì vậy, với một số bệnh viện lớn, giá thuốc đấu thầu có thể gia giảm đôi chút vì nguồn hàng lớn. Còn đối với các bệnh viện tuyến quận, huyện, nếu áp dụng giá đấu thầu thuốc của các tuyến trên, thường công ty dược “không thèm bán thuốc”!

“Do bị lỗ vốn, các công ty dược chỉ cung cấp thuốc cho các bệnh viện lớn trực tiếp ký hợp đồng đấu thầu. Còn nếu các bệnh viện quận, huyện lấy theo giá thầu của BV Chợ Rẫy các công ty dược có quyền từ chối cung cấp thuốc,” DS. Kim Thu nói.

Hiện nay, Bệnh viện Phú Nhuận đang phải mua cầm chừng mỗi lần vài ba ngàn viên thuốc. Không chỉ có các công ty dược, các công ty cung cấp vật tư tiêu hao cũng đang không muốn bán cho bệnh viện ở tuyến quận, huyện!

Đau đầu thuốc đặc trị tăng giá

Những loại kháng sinh chích cao cấp có giá từ 100.000 đồng–150.000 đồng/lọ, tăng 10% là cả một vấn đề đối với bệnh nhân. Ảnh minh họa. Ảnh: H.Cát
Trong khi đó, BV Nhân dân Gia Định cho biết, kết quả đấu thầu vào tháng 4/2008, đã có sẽ được áp dụng từ đó cho đến tháng 4/2009. Hơn 700 mặt hàng thuốc, với gần 50 công ty dược trúng thầu, không có thay đổi lớn về giá cả.

“Đáng lo lắng, những loại thuốc tăng giá thường là những thuốc giá trị lớn, thành phẩm sản xuất ra viên thuốc có chi phí cao. Những loại thuốc cảm, chỉ chừng 200–300 đồng/viên, tăng thêm 10%, có thể không gây ảnh hưởng lớn. Nhưng những loại kháng sinh chích cao cấp có giá từ 100.000 đồng–150.000 đồng/lọ, tăng 10% là cả một vấn đề,” BS. Đỗ Hoàng Giao – Giám đốc BV Nhân dân Gia Định nói.

BS. Giao cho biết, trong bối cảnh tăng giá chung, bất cứ một người tiêu dùng nào cũng bị ảnh hưởng. Đối với những mặt hàng khác, người ta có thể nhịn ăn nhịn mặc, nhưng với thuốc điều trị thì không.

Với các loại bệnh nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng từ 7–10 ngày. Mỗi ngày chỉ cần chích 2 lọ. Hoặc đối với các bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, các toa thuốc đặc trị đeo đẳng suốt một thời gian dài, giá thuốc tăng 5–10% là cả một vấn đề đối với người bệnh.

Trong cuộc họp với Cục Quản lý Dược mới đây, các nhà nhập khẩu, kinh doanh, sản xuất thuốc đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy họ đang chịu áp lực về giá, từ tỷ giá đồng USD và VND chênh lệch, lãi suất ngân hàng tăng… cho đến, giá bao bì, in ấn cũng đang tăng đáng kể.

Theo BS. Giao, chắc chắn các cơ quan quản lý sẽ đồng ý điều chỉnh giá cho các công ty dược trong thời gian sắp tới, có thể thuốc sẽ tăng giá ở mức trên dưới 10%.

  • Hương Cát
     
    Bài sau : Tìm mọi cách "giữ cương " giá thuốc

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>