221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1087608
Hyundai Vinashin biết rõ chất thải nguy hại tới môi trường
1
Article
null
Hyundai Vinashin biết rõ chất thải nguy hại tới môi trường
,

 - Ngày 17/7, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có cuộc họp báo đột xuất về vụ Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin đổ chất thải ra môi trường. Theo ông Mai Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường (TNMT) tỉnh Khảnh Hoà, Hyundai Vinashin biết rất rõ đây là chất thải nguy hại nhưng vẫn cố tình đổ ra môi trường.

Chi phí môi trường có thể tiêu hết thành quả tăng trưởng!
Môi trường Việt Nam: Đợi nhà cháy mới dập lửa

Chất thải có sẵn trên tàu!

Từ phải qua trái: Ông Mai Văn Thắng – Phó GĐ Sở TNMT, ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và ông Nguyễn Đức Thân – Trưởng phòng CSMT.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Thân, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (CSMT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, vào khoảng tháng 6/2008, lực lượng này nắm được thông tin Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mua một dock (một ụ tàu, dùng để đóng hoặc đưa các tàu biển vào bên trong sửa chữa) tàu từ Ukraina và ký hợp đồng sửa chữa tại Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS).

Qua theo dõi, CSMT Khánh Hòa biết được trên tàu có một lượng chất thải rất lớn gồm bùn, gỉ sắt, tạp chất… Đến 18g chiều 8/7, lực lượng CSMT đã bắt quả tang 4 xe ôtô tải Benz loại 15 tấn vận chuyển hỗn hợp tạp chất thải này từ Nhà máy Hyundai Vinashin đi đến thôn Phú Hòa 3, xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa chuẩn bị đổ xuống ngay khu dân cư ở đây.

Đoàn xe này do ông Mai Hữu Trí, sinh 1973, trú tổ 6, thị trấn Ninh Hòa hợp đồng miệng với một số cán bộ trong Nhà máy Hyundai Vinashin vận chuyển. Sau khi bắt giữ, lực lượng CSMT đã đưa 4 chiếc xe này về tạm giữ tại Công an huyện Ninh Hòa.

Sau khi tiến hành lấy các mẫu để thử nghiệm và biết đây là chất thải nguy hại, CSMT đã cho áp tải 4 xe trên quay lại nhà máy đổ tạp chất này xuống khu vực nhà máy chọn để bảo quản và xử lý dưới sự giám sát của Sở TNMT, đồng thời, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị có liên quan.

Bước đầu, lãnh đạo nhà máy đã thừa nhận hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường Việt Nam trong việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại này. Hiện Phòng CSMT đang tiếp tục làm rõ những sai phạm nêu trên.

Khi các PV đặt câu hỏi: "60 tấn chất thải của HVS ra môi trường mức độ nghiêm trọng đến đâu? Phương hướng xử lý như thế nào? Có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự chưa?", ông Thân cho biết, do được ngăn chặn kịp thời nên mức độ nguy hại cũng như hậu quả chưa xảy ra, chưa ảnh hưởng đến môi trường. Về việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, hiện CSMT đang tiếp tục củng cố làm rõ các hành vi của Huyndai Vinashin, nếu thấy vi phạm pháp luật Việt Nam đến mức xử lý hình sự thì sẽ truy cứu.

Mặc dù Phòng CSMT khẳng định chất thải này đã có trên dock tàu và được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, nhưng khi trả lời báo giới, Hải quan Khánh Hòa lại cho rằng chất thải này "phát sinh trong quá trình sửa chữa tàu biển"!? Do đó vấn đề này đã được nhiều nhà báo hỏi đi hỏi lại làm ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phải một lần nữa khẳng định: "Trên dock tàu này đã có sẵn chất thải. Khi đưa vào sửa chữa tại nhà máy tàu biển lượng chất thải được phát sinh thêm".

Hải quan vô can?

Trả lời về trách nhiệm của hải quan trong vụ việc này, đại diện Hải quan Khánh Hoà cho rằng, theo tờ khai nhập khẩu, đây là một dock tàu đã qua sử dụng, đối chiếu các quy định hiện hành của Nhà nước thì dock tàu này không phải là hàng cấm nhập khẩu nên hải quan vẫn làm thủ tục nhập bình thường, còn vấn đề phát sinh ra chất thải thì trách nhiệm thuộc về Hyundai Vinashin!

Các xe ben chở chất thải đổ ra môi trường bị bắt quả tang.
Trước câu hỏi: "Có văn bản nào quy định trước khi vào sửa chữa các tàu phải làm sạch hay không?" - đại diện Hải quan trả lời rằng: "Hải quan chưa có văn bản nào quy định tàu vào Việt Nam sửa chữa phải sạch".

Còn ông Mai Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở TNMT thì khẳng định: "HVS biết rất rõ đây là chất thải nguy hại nhưng vẫn cố tình đổ 60 tấn chất thải nguy hại ra môi trường".

Riêng việc giải quyết 750.000 tấn hạt nix thải của HVS, ông Thắng cho hay, do công ty không đủ năng lực nên có một công ty khác sẽ đứng ra xây dựng nhà máy xử lý hạt nix cho HVS và tỉnh cũng đã chấp thuận phương án và giải quyết việc thuê đất để xây dựng nhà máy này.

Tuy nhiên, việc triển khai hợp đồng giữa HVS và công ty xử lý hạt nix cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được ký, do đó mà tiến độ xử lý hạt nix sẽ không được triển khai đúng theo dự định và đến năm 2100, 750.000 tấn hạt nix này sẽ không được xử lý dứt điểm theo quy định của Chính phủ.

Về câu hỏi "HVS đã đưa vào Việt Nam bao nhiêu chiếc tàu như vậy và đã đổ ra môi trường bao nhiêu tấn chất thải độc hại tương tự?", ông Thắng cho biết, chưa có số liệu chính thức nên sẽ cho điều tra và trả lời sau.

Luật Bảo vệ môi trường tuy có điều khoản buộc những người gây ô nhiễm phải “phục hồi nguyên trạng” như trước khi gây ô nhiễm. Nhưng theo một chuyên gia môi trường, điều khoản này chưa từng được áp dụng cho bất kỳ một trường hợp nào. Thêm vào đó, mức phạt xử lý hành chính như hiện nay (tối đa là 500 triệu đồng) liệu có đủ để răn đe những hành vi tương tự?

  • Lý Hiển Vinh ghi
     
    Ý kiến độc giả
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,