221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1092608
"Rác bẩn" đã được "bảo kê" nhập vào Việt Nam?
1
Article
null
Vụ nhập khẩu "rác bẩn":
'Rác bẩn' đã được 'bảo kê' nhập vào Việt Nam?
,

 - Bất tín nhiệm với kết quả giám định của Quatest 2, các cơ quan chức năng Đà Nẵng đã quyết định gửi vào Quatest 3 (TP.HCM) để giám định lại. Tuy nhiên, ngay khi công bố tên đơn vị mới được đề nghị trưng cầu giám định, nhiều người dân Đà Nẵng đã không khỏi băn khoăn.

Các cơ quan chức năng Đà Nẵng mở niêm các container chứa sắt thép phế liệu của Công ty Thành Lợi để lấy mẫu giám định Ảnh: HC

Lại phải lựa chọn đơn vị giám định mới

Như tin đã đưa, do bất tín nhiệm với kết quả giám định của Trung tâm Kỹ thuật - đo lường - chất lượng khu vực II (Quatest 2, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) nên trong ngày 30/7, các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đã quyết định lấy mẫu mới từ lô sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty Thành Lợi gửi vào TP.HCM nhờ Quatest 3 giám định.

 

Tuy nhiên, ngay khi công bố tên đơn vị mới được đề nghị trưng cầu giám định, nhiều người dân Đà Nẵng đã không khỏi băn khoăn vì cho rằng sự lựa chọn này chứa đựng... nhiều bất cập và khó lòng thể hiện được tính khách quan.

 

Dù muốn hay không, Quatest 3 và Quatest 2 đều cùng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Liệu Quatest 3 có thể đưa ra một kết quả giám định trái với kết quả của Quatest 2, dù trên thực tế đúng là như vậy?

 

Mặt khác, nếu lần giám định mới này của Quatest 3 thực chất vẫn cho ra kết quả lô hàng của Công ty Thành Lợi "không chứa tạp chất nguy hại”, thì liệu điều đó có thuyết phục được dư luận khỏi băn khoăn về chuyện “anh em trong cùng một nhà”?...

 

Một điều không biết có nên gọi là “may mắn” cho Đà Nẵng hay không khi Quatest 3, có lẽ do cảm nhận được những “nỗi khó” như trên, nên đã từ chối tiếp nhận giám định lô hàng sắt thép phế liệu của Công ty Thành Lợi. Điều này buộc các cơ quan chức năng Đà Nẵng phải tiếp tục tìm kiếm một sự lựa chọn mới.

 

Đến trưa 31/7, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Nguyễn Điểu thông báo, Chi nhánh Công ty Vinacontrol tại Đà Nẵng đã chính thức tiếp nhận việc giám định lô hàng sắt thép phế liệu của Công ty Thành Lợi. Tuy nhiên, họ không chấp nhận mẫu đã được các cơ quan chức năng Đà Nẵng lấy sáng 30/7, mà yêu cầu việc lấy mẫu phải thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.

  

Được biết, Chi nhánh Công ty Vinacontrol tại Đà Nẵng cũng là đơn vị có chức năng tương tự Quatest 2, đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Chi nhánh này hoạt động ngay trên địa bàn Đà Nẵng nên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho việc giám định và nhất là không có những mối quan hệ “dích dắc” với Quatest 2 như Quatest 3.

 

Chiều 31/7, Vinacontrol sẽ chuyển giao quy trình này cho Sở TN-MT Đà Nẵng để tiến hành lấy mẫu lại.

Quatest 2: Tin hay không thì… tuỳ!

 

Trở lại với vụ Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi (Đà Nẵng) nhập khẩu 434 tấn sắt thép phế liệu bị nghi là chứa “rác bẩn” gây nguy hại cho môi trường, người dân trên địa bàn đang lo ngại khi biết rằng đó mới chỉ là lô đầu tiên trong tổng số 1.000 tấn mà Công ty Thành Lợi đã ký hợp đồng mua của Công ty Global Real Estate & Service (Ý).

 

Điều này cũng có nghĩa, nếu lô sắt thép phế liệu đầu tiên đó được thông quan trót lọt sẽ tạo tiền đề cho cả ngàn tấn “rác bẩn” ồ ạt đổ vào Đà Nẵng.

 

Vì vậy, dư luận đồng tình với việc các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng như Hải quan, Sở TN-MT, Phòng Cảnh sát Môi trường và doanh nghiệp tiến hành trưng cầu giám định về tỷ lệ tạp chất nguy hại trong lô hàng kể trên nhằm làm cơ sở quyết định cho thông quan hay không. Sự tin tưởng này đã được các bên liên quan trao vào tay Quatest 2.

 

Tuy nhiên, chỉ trong ngày 21/7, Quatest 2 đã có hai văn bản kết luận mang nội dung phủ quyết lẫn nhau.

Ông Trần Đình Chiến, Phó Giám đốc Quatest 2 và cũng là người ký cả hai văn bản kể trên đã có những phát ngôn hết sức thiếu trách nhiệm: "Nguyên nhân là do đánh máy nhầm và việc phát hành 2 văn bản không đúng quy trình (gửi văn bản thông báo lần 2 thay thế cho văn bản đã gửi trước đó lại không có quyết định thu hồi, huỷ). Nhưng không có vấn đề gì xảy ra cả, phía hải quan có quyền tin hay không tin kết quả giám định của Quatest 2!”.

Phải chăng Quatest 2 cố tình "bảo hộ" cho những thứ rác bẩn này nhập khẩu vào VN? Ảnh: HC

Cố tình mở đường cho việc nhập rác bẩn vào VN?

Chính điều này đang khiến dư luận hết sức bức xúc. Vì sao một cơ quan làm khoa học, đại diện cho Nhà nước trong công tác quản lý, đo lường chất lượng như Quatest 2 lại có thể có những kết luận phi khoa học đến như vậy?

 Cần nhắc lại rằng, tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường đã nêu rõ: “Phế liệu được nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu: Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật VN hoặc điều ước quốc tế mà VN là thành viên. Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ TN-MT quy định”.

Trong khi đó, tuy văn bản đầu tiên đưa ra kết luận trong lô sắt thép phế liệu của Công ty Thành Lợi chứa 5,11% “tạp chất nguy hại” nhưng ở chính văn bản này Quatest 2 đã thể hiện sự “nước đôi” khi “thòng” (nói theo ngôn ngữ ông Trần Đình Chiến khi trả lời báo chí) thêm một câu: “Lô hàng thép phế liệu đã cắt vụn nêu trên được đưa vào sản xuất tại nhà máy có hệ thống xử lý môi trường theo đúng quy định sẽ không gây tác hại đến môi trường” (!?) Với “câu thòng” này, phải chăng ngay từ đầu Quatest 2 đã cố tình mở đường cho Công ty Thành Lợi “lách luật” để nhập khẩu rác bẩn vào VN?

 

Và đến khi cảm thấy sự “mở đường” của văn bản thứ nhất vẫn chưa đủ “đô” vì trong đó có nội dung cho rằng lô sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty có chứa những chất cực độc như asen, thuỷ ngân… nên Quatest 2 đã bất chấp tất cả để đưa ra một văn bản kết luận mới phủ quyết điều đã xác nhận?

 

Chính vì hành xử theo kiểu bất chấp như vậy nên trong văn bản thứ hai, Quatest 2 lại tiếp tục “tự ta vạch mặt ta”. Ở mục 1, họ cho rằng: “Tỷ lệ phần trăm tạp chất nguy hại trong lô hàng là không có. Các tạp chất khác như đất cát, rỉ sắt, vụn vải, nilon… chiếm 5,11%”. Nhưng tới mục 2, họ vẫn thừa nhận hàm lượng các chất độc hại chính trong lô hàng này là asen (0,003mg/kg), thuỷ ngân (0,012mg/kg)… 

Vậy thì đâu là sự thật trong các kết luận của Quatest 2?

 

Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cho rằng: “Quatest 2 đã có những giải thích không thuyết phục, thiếu cơ sở về việc ban hành hai văn bản kết luận trái ngược nhau, nên chúng tôi tạm không dùng kết quả giám định của họ. Từ nay, chúng tôi phải cân nhắc lại uy tín, năng lực của Quates 2!”.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,