221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1092828
Yên ả trước ngày "về" Hà Nội
1
Article
null
Yên ả trước ngày 'về' Hà Nội
,

 - Người dân các địa phương được sáp nhập vào Hà Nội dường như chưa để ý đến "sự kiện 1/8" - ngày chính thức "về" Hà Nội. Chúng tôi đến UBND huyện Mê Linh ngày 31/7, thấy không khí vắng vẻ, im lìm. Cô văn thư đang soạn giấy tờ ngẩng lên bảo: “Mọi người đi liên hoan chia tay với tỉnh rồi”.

Mê Linh chưa tiến hành bàn giao

Bà Mai: Thế là mình thành người Hà Nội? 
Ảnh: C.Minh

Hơn 11 giờ trưa của ngày cuối cùng Mê Linh còn thuộc Vĩnh Phúc (31/7), chúng tôi đến UBND huyện, thấy vắng vẻ, im lìm cửa khóa then cài. Cô văn thư đang soạn giấy tờ ngẩng lên bảo: “Mọi người đi liên hoan chia tay với tỉnh rồi”. Ra vậy, âu cũng là ân tình gần hai chục năm trời (Năm 1978 huyện Mê Linh đã từng thuộc Hà Nội, đến tháng 7 năm 1991 thì tách về tỉnh Vĩnh Phú- nay là Vĩnh Phúc- P.V).

Quay trở ra con đường chính ngoài xã Thanh Lâm, gặp bà bán chè đỗ đen tên Mai, năm nay đã 65 tuổi, bà ngẩn ngơ: “Ơ, thế mai là đã nhập về Hà Nội rồi à, tôi cũng chẳng để ý, đợt trước có nghe đài báo rộ lên, thế thôi”. Bà Mai thuê căn nhà cấp 4 lợp prô-ximăng này để buôn bán lặt vặt đã 5 năm, còn nhà bà ở sâu trong làng.

Hỏi bà giá đất cát ở Mê Linh gần đây, bà bảo: “Ngoài này (ý nói mặt đường) thì không thấy ai bán cả, còn trong làng còn ối ra đấy, có thấy ai về mua đâu, thậm chí bán còn rẻ đi ấy chứ”. Trở thành người Hà Nội, bà Mai chỉ lo về chuyện làm chứng minh thư mới: “Không biết ở trên ấy thì làm lại mất bao lâu hở chú, chứng minh thư của tôi lâu quá rồi, suốt từ năm 1977”.

Câu chuyện chợt có thêm anh Linh đang làm điện ở gần đó qua ăn chè góp vào: “Chẳng có thay đổi gì cả, ngày nào chẳng giống ngày nào. Là dân sống ở huyện thì về đâu chẳng được, có phải đám ruộng kia (chỉ tay) ngày mai biến  ngay thành siêu thị đâu?”. Anh thợ điện lẩm nhẩm trong miệng mấy lần câu “huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” rồi ngẩng lên: “Đọc nó cứ thế nào ấy, chưa được thuận miệng”.

Dù đã về Hà Nội, nhưng huyện Mê Linh vẫn còn rất nhiều những nếp nhà êm ả như thế này Ảnh: C.Minh

Đầu giờ chiều, quay lại UBND huyện Mê Linh gặp được ông Đỗ Minh Tuấn, Phó chủ tịch. Cũng chẳng có thêm thông tin gì mới: “Chiều tối 31/8 chúng tôi bàn giao lại con dấu, sáng 1/8 nhận con dấu mới từ công an, rồi cứ thế mà làm, nghĩa là báo cáo công việc và nhận lệnh từ Hà Nội” - ông cho hay - “Nói thật, hai bên cũng chưa ấn định ngày tiến hành lễ bàn giao, chắc cũng gần thôi".

Biển của BHXH huyện Mê Linh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, còn biển của UBND huyện thì không cần thay. Ảnh: C.Minh

Chúng tôi định kiếm một kiểu ảnh nhân viên đang thay bảng, biển hiệu của các ban ngành trong huyện như một khoảnh khắc chuyển giao nhưng…không có. Tấm biển ngay trước cổng UBND huyện thì lại chỉ đề vỏn vẹn “Trụ sở HĐND,UBND huyện Mê Linh”, thế thì cũng chẳng cần thay. Ông Tuấn bảo: “Biển hiệu thì sẽ phải đổi, nhưng chắc chưa ngay được đâu, mà cái đó thì cũng vội gì, thực chất mình thuộc Hà Nội là được”.

4 xã Hoà Bình vẫn chờ thông tin từ... Hà Nội

 

Trước một ngày trở thành Thủ đô, mọi hoạt động của người dân và chính quyền 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, của huyện Lương Sơn (Hoà Bình) vẫn diễn ra yên ắng như ngày thường.

 

Cột mốc địa giới chiều ngày 31/7/2008 vẫn chưa được thay mới. Ảnh: Vũ Hoàng

Chiều ngày 31/7, PV VietNamNet đã có mặt tại 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hoà Bình). Trên khắp nẻo đường, biển chỉ dẫn mốc địa giới, biển hiệu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp... vẫn được giữ nguyên.

 

Anh Nguyễn Văn Dũng, người xóm Lụa, xã Yên Bình, đang ngồi bóc khoai sọ bên lề đường cho biết: “Sáp nhập Hà Nội hay vẫn ở Hoà Bình với chúng tôi điều đó không ảnh hưởng gì. Công việc của chúng tôi hằng ngày vẫn thế, chỉ trồng lúa, trông khoai chứ có thay đổi gì đâu!”

 

Tại UBND xã Yên Bình chiều 31/7, ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Cho đến giờ, xã tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ một văn bản chính thức nào về việc sẽ sáp nhập về Hà Nội. Ngay bản thân tôi chỉ nghe thông tin qua báo chí là để nguyên con dấu, chứ chưa biết thêm gì cả. Không biết từ ngày 1/8 có thay đổi gì không, chứ hiện tại khi về Hà Nội, 4 xã này sẽ thuộc về huyện nào của Hà Nội thì chúng tôi còn chưa rõ?!”

 

Nông dân Nguyễn Văn Dũng này tỏ ra không quan tâm việc từ 1/8 mình sẽ là công dân Thủ đô. Ảnh: Vũ Điệp

Ngược lên UBND xã Tiến Xuân, chúng tôi được ông Quách Đình Phong, Cán bộ văn phòng xã, cho biết: "Hiện tại xã vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào về việc sáp nhập vào Thủ đô. Xã chỉ mới nhận được một thông báo của UBND TP Hà Nội ngày 25/7/2008 về việc 4 xã thuộc huyện Hoà Bình tiếp tục sử dụng con dấu hiện hành cho đến khi Chính phủ có nghị định mới về tổ chức… Nói tóm lại cán bộ địa phương cũng như dân đều đang nghe ngóng”.

 

Có mặt tại địa bàn tỉnh Hà Tây ngày 31/7, phóng viên cũng ghi nhận được không khí yên ắng, dù toàn bộ tỉnh này từ ngày 1/8 sẽ được sáp nhập vào Hà Nội.

  • Nhóm phóng viên XH
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,