- Lao động Việt
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần và Dịch vụ Thương mại hàng không (Airseco) cho biết thông tin này ngày 4/8. Theo đó, một khách sạn 5 sao ở Dubai đang cần 105 lao động Việt Nam làm các công việc: phục vụ bàn, phục vụ bếp, phục vụ phòng, nhân viên lễ tân…
Thị trường lao động ngoài nước ngày càng khắt khe, cần tuyển lao động có tay nghề cao. (Ảnh minh họa)
Nhân viên lễ tân và đón khách được trả lương cao nhất, khoảng 10 triệu đồng/tháng, thấp nhất là nhân viên phục vụ phòng, khoảng 7 triệu đồng/tháng, người lao động sang
6 tháng qua, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH), đã có 42.059 lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thị trường Malaysia sau những biến động năm 2007 (nhiều lao động tử vong, thu nhập chỉ trên dưới 3 triệu đồng/tháng), đã không còn thu hút được người lao động.
Bản thân các đơn vị được phép của Bộ LĐ,TB&XH về tuyển lao động xuất khẩu cũng không còn mặn mà với thị trường Malaysia, một số công ty hiện nay chỉ còn để lại một vài cán bộ tại văn phòng đại diện để quản lý nốt số lao động còn hợp đồng, song song với việc tìm kiếm sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đây là những thị trường tạo ra công việc ổn định với thu nhập khá, môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, đầu vào lại khó khăn vì chỉ tiêu được phía bạn phân bổ và những yêu cầu như lao động đã qua đào tạo có tay nghề khá… Ngoài ra, các lao động sang đây cũng sẽ phải đặt tiền cọc chống trốn (từ 5-10 nghìn USD).
Vì thế, bên cạnh các thị trường truyền thống, một số nước Trung Đông cũng đang được các đơn vị “để mắt” như Dubai, Quatar. Thu nhập tại đây thường thấp hơn Nhật Bản không đáng kể, trong khi thị trường lại khá “dễ tính” nhận cả những lao động như thợ nề, thợ sắt, thợ hàn, thợ mộc, cốppha…
- Đỗ Minh