221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1089542
Xuất khẩu lao động không thành, nhiều nông dân "ôm" nợ
1
Article
null
Quảng Bình:
Xuất khẩu lao động không thành, nhiều nông dân 'ôm' nợ
,

 - Công ty tư vấn xuất khẩu lao động (XKLĐ) không thực hiện đúng hợp đồng đưa lao động ra nước ngoài nhưng vẫn chưa trả lại đủ số tiền đặt cọc. Hàng chục nông dân ở tỉnh Quảng Bình đang lâm vào tình trạng “ngồi không” và "ôm" một trả lãi ngân hàng vì đi XKLĐ hụt.
 
Vay tiền để đi lao động nước ngoài
 
Vài năm trở lại đây, người dân ở Quảng Bình có phong trào đi lao động ở nước ngoài vì họ cho rằng đó là cơ hội để đổi đời. Và thực tế, nhiều người đi lao động nước ngoài trở về đã kiếm được số tiền khá lớn so với thu nhập hàng năm của người nông dân. Điều này trở thành sự hấp dẫn đối với những người quanh năm chỉ có thu nhập dựa vào đồng ruộng.
 
Cuối năm 2007, theo sự tư vấn của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan (địa chỉ tại 21 Đặng Dung, phường Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh), hàng chục người dân ở Quảng Bình đã nộp hồ sơ và làm hợp đồng với công ty này để làm thủ tục đi lao động ở Cộng hòa Séc. Phần lớn những người đăng ký XKLĐ này đều là nông dân ở các huyện và Thành phố Đồng Hới. 

Một thông báo lùi thời hạn xuất cảnh của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển  Hoàng Lan

Tháng 12/2007, những người nộp hồ sơ và hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan được tham gia lớp đào tạo tiếng Séc do công ty này mở tại Thành phố Đồng Hới. Theo cam kết giữa hai bên, sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành hồ sơ và công ty chuyển cho đối tác tại Cộng hòa Séc thì những lao động này sẽ được xuất cảnh.
 
Anh Lê Quang Thành (trú tại thôn 3, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, là lớp trưởng lớp học tiếng Séc) cho biết, lớp đào tạo để đi Séc lần này có hơn 40 người. 

Để đảm bảo hợp đồng, mỗi người phải nộp trước cho Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan 16 triệu đồng, khoản tiền mà phía công ty này gọi là tiền đặt cọc. Với những người nông dân thì đây là một số tiền không nhỏ, để có số tiền này họ phải vay ngân hàng, và nếu được xuất cảnh thì họ còn phải nộp thêm một khoản tiền lớn hơn nhiều.
 
“Mặc dù nhà nghèo nhưng gia đình vẫn quyết tâm vay tiền cho tôi đi Séc, đi được thì gửi tiền về trả nợ, chứ bây giờ ở nhà có ba anh em trai mà cứ bám vào mấy sào ruộng thì cả đời cũng không thoát khỏi nghèo” - anh Lê Quốc Anh (thôn 3, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch) tâm sự. Đó cũng là hoàn cảnh và suy nghĩ chung của phần lớn những người nông dân ở Quảng Bình đang mong muốn được đi XKLĐ.
 
Không xuất cảnh được, "méo mặt" vì lo nợ
 
Cuối tháng 5/2008, những người lao động đang chờ xuất cảnh nhận được thông báo số 2 TB/TTHL của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan với nội dung: Do có sự thay đổi nên công ty này “mong muốn thời hạn 30/9/2008 sẽ làm xuất cảnh”. Đó là một đề nghị thoả thuận vì thời hạn xuất cảnh trong 6 tháng đã hết.

Giấy ghi nợ kỳ quặc của GĐ Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan.

Đề nghị của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan đã không nhận được sự đồng tình của những người lao động vì họ không muốn phải “dài cổ” chờ đợi vì những lời hứa hẹn có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Nhiều người lao động đã rủ nhau lặn lội ra Hà Tĩnh, tìm đến Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan để đòi lại tiền đặt cọc. Sau nhiều lần đi về, có người được trả lại 6 triệu đồng, có người chỉ nhận được 4 triệu đồng. 
 
Một điều khiến cho những người lao động này lo lắng là sau khi nhận được số tiền ít ỏi, họ còn nhận được một tờ “giấy nợ tiền” hết sức kỳ quặc của ông Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hoàng Lan. Đó là một tờ giấy được cắt sơ sài khoảng bằng 1/3 tờ giấy A4, trên đó là vài dòng viết tay nguệch ngoạc ghi tên và số tiền nợ của ông Giám đốc.

Những người bị nợ tiền còn cảm thấy bất an vì họ không hiểu tại sao trên giấy ghi nợ ông giám đốc lại “quên” ghi tên công ty và chức danh của mình. Một sự lạ nữa là ông Giám đốc cũng không đóng dấu của Công ty như những giấy tờ khác mà chỉ ký tên và... điểm chỉ. Khi những người đòi nợ soạn giấy ghi nợ đầy đủ chi tiết hơn thì ông lại không chịu ký.
 
Không biết khi nào mới lấy lại hết tiền, những người nông dân có mong muốn làm giàu nhờ XKLĐ giờ đây phải đối mặt với một khoản tiền nợ trong ngân hàng. Với thu nhập của những gia đình nông dân thì hàng tháng phải trả mấy trăm nghìn tiền lãi là điều không đơn giản.
 
Chị Nguyễn Thị Liên (thôn 3, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch) tỏ vẻ lo lắng: “Vào thời điểm này, nông dân chúng tôi không biết làm gì để có thu nhập, mùa vụ thu hoạch thì chưa đến, nên bây giờ cứ ngồi không mà phải lo tiền trả lãi ngân hàng”.

  • Quang Cường
     
    Tiếp theo: “Béo bở” nhất là những công ty môi giới lao động VN
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,