- Một diễn biến bất ngờ vừa xảy ra trong vụ nhập khẩu "rác bẩn" là cơ quan chức năng Đà Nẵng đã phải nhập cuộc truy tìm nguồn gốc lô sắt thép phế liệu nhập khẩu. Trong khi đó, theo lẽ thường, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu phải được đơn vị nhập khẩu khai báo rõ ràng với hải quan trước khi hàng về đến cảng VN.
Liệu nguồn gốc xuất xứ của lô sắt thép phế liệu do Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi nhập khẩu có ẩn chứa điều gì "bí ẩn"? Ảnh: HC
Sáng 5/8, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc
Theo ông Điểu, dự kiến đến ngày 6/8, Chi nhánh Vinacontrol tại Đà Nẵng sẽ có kết quả giám định và
Tuy nhiên, ông Điểu cũng bày tỏ lo lắng sẽ không đạt được tiến độ này. Và điều khá bất ngờ khi ông cho biết, nguyên nhân là do các cơ quan chức năng Đà Nẵng đang phải… truy tìm nguồn gốc xuất xứ của lô sắt thép phế liệu kể trên để đơn vị giám định tiến hành so sánh, đối chiếu.
Theo lẽ thường, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu phải được đơn vị nhập khẩu khai báo rõ ràng với hải quan trước khi hàng về đến cảng VN. Trong khi đó, lô sắt thép phế liệu của Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi nhập về cảng Đà Nẵng đã gần 1 tháng, nhưng đến nay, khi có nguy cơ xảy ra sự cố (về môi trường), các cơ quan chức năng TP mới tiến hành truy tìm nguồn gốc của lô hàng là điều rất bất thường.
Theo tờ khai nhập khẩu số 1110/NK/KD/KVII ngày 7/7 của Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi, 434 tấn sắt thép phế liệu kể trên nằm trong lô hàng 1.000 tấn do doanh nghiệp này ký hợp đồng mua của Công ty Global Real Estate & Service srl. có trụ sở tại Ý. Tuy nhiên, theo xác định bước đầu của các cơ quan chức năng Đà Nẵng thì đây lại một công ty chuyên về dịch vụ địa ốc toàn cầu.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Thành Lợi cho biết: "Mỗi năm công ty nhập vài chục ngàn tấn phế liệu, nhưng đây là lần đầu tiên nhập loại phế liệu cắt vụn cao cấp với giá 540USD/tấn (!?). Chúng tôi đặt mua và chuyển hàng qua mạng Internet. Điều đó cũng có thể đôi lúc bị đối tác lừa, xuất rác cho mình. Nhưng với lô hàng đã về đến Đà Nẵng, tôi khẳng định đảm bảo chất lượng vì trước đó, công ty đã thuê Cơ quan Giám định quốc tế Alex Stewart Inspection & Analysis giám định lô hàng này!".
Riêng với Giám đốc Chi nhánh Vinacontrol tại Đà Nẵng Vũ Ngọc Khoa thì việc xác minh và xử lý thông tin về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng. Điều đó không ảnh hưởng gì lớn đến hoạt động giám định của đơn vị, vốn chỉ tập trung vào chính số lượng hàng hoá hiện hữu đang được trưng cầu giám định.
Ông Vũ Ngọc Khoa khẳng định, hiện đơn vị đang dồn hết sức để đến chiều 6/8, chậm nhất là ngày 7/8 có văn bản báo cáo chính thức kết quả giám định cho các cơ quan chức năng TP. “Bình thường thì việc giám định các lô hàng tương tự mất khoảng 3 ngày. Nhưng do lô sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty Thành Lợi đang bị nghi vấn “có vấn đề” nên việc giám định càng phải làm thật kỹ lưỡng!” - ông Vũ Ngọc Khoa nói.
-
Hải Châu