221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1095694
Buộc tái xuất 100% lô sắt thép chứa “rác bẩn”
1
Article
null
Đà Nẵng:
Buộc tái xuất 100% lô sắt thép chứa “rác bẩn”
,

 - 434 tấn sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty Thành Lợi đích do có chứa “rác bẩn”, bốc mùi hôi thối nên bị cơ quan chức năng Đà Nẵng buộc tái xuất toàn bộ!

 

100% lô hàng bốc mùi

 

Toàn bộ 18 container sắt thép phế liệu nhập khẩu chứa "rác bẩn" của Công ty Thành Lợi đều bị buộc phải tái xuất Ảnh: HC

Sáng 9/8, lãnh đạo Sở TN-MT, Cục Hải quan, Phòng Cảnh sát môi trường Đà Nẵng đã có cuộc họp liên ngành để thống nhất quyết định xử lý đối với lô sắt thép phế liệu nhập khẩu 434 tấn của Công ty cổ phần thép Thành Lợi.

 

Kết thúc cuộc họp, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cho báo chí hay, trên cơ sở trưng cầu của Sở TN-MT Đà Nẵng, Vinacontrol Đà Nẵng đã tiến hành việc giám định lô hàng kể trên theo hai phương pháp: kiểm tra cảm quan tại hiện trường và phân tích ở phòng thí nghiệm.

 

Kết quả kiểm tra cảm quan cùng với quá trình phân loại cho thấy, toàn bộ lô hàng sắt thép phế liệu trong 18 container đều ở dạng rời, han rỉ, có mùi hôi, lẫn các tạp chất PE, giẻ mục, giẻ lau dầu mỡ, giấy vụn, chai nhựa, đất cát, rỉ sắt…

 

Trong đó, 6 container (nhóm N1) có mùi hôi nặng, khó chịu bao gồm hỗn hợp các mùi sơn, dầu mỡ, rỉ sắt… 12 container còn lại (nhóm N2) có mùi hôi nhẹ hơn.

 

Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm cho thấy, nhóm N1 chứa tỷ lệ tạp chất 6,78%, nhóm N2 chứa tỷ lệ tạp chất 4,35%.

Ông Nguyễn Điểu nhấn mạnh: “Qua kết quả giám định cho thấy, tuy 434 tấn sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty Thành Lợi không phải là chất thải nguy hại nhưng có chứa nhiều chất thải, trong đó có các chất thải nguy hại. Mặc khác, lô hàng này không được làm sạch trước khi nhập khẩu vào VN theo quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường. Do vậy, các ngành chức năng thống nhất buộc doanh nghiệp phải tái xuất toàn bộ lô hàng!”.


Sẽ phạt tiền từ 15 - 70 triệu đồng?

 

Bên cạnh đó, do vi phạm các quy định về nhập khẩu phế liệu nên Công ty Thành Lợi sẽ còn bị phạt tiền, thấp nhất từ 15 - 20 triệu đồng, cao nhất từ 60 - 70 triệu đồng căn cứ theo điều 16 Nghị định 81/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

Trong trường hợp doanh nghiệp “bỏ của chạy lấy người”, không chịu tái xuất lô hàng rác bẩn (như đã từng xảy ra ở một số nơi khác) thì Sở TN-MT Đà Nẵng sẽ cho tiến hành tiêu huỷ tại nhà máy đốt chất thải nguy hại ở bãi rác Khánh Sơn. Doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ này, đồng thời các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục truy xét trách nhiệm của họ ở mức độ cao hơn.

 

Đối với khoảng 600 tấn sắt thép phế liệu còn lại trong 1.000 tấn mà Công ty Thành Lợi khai ký hợp đồng mua của Công ty Global Real Estate & Service srl. (có trụ sở tại Ý, đang tiếp tục trên đường về cảng Đà Nẵng), ông Nguyễn Điểu cho biết, vẫn được nhập khẩu nếu không chứa các chất thải độc hại như lô hàng đầu tiên. Tuy nhiên, lô hàng này sẽ phải qua các khâu phân tích, giám định và nếu không đạt thì cũng sẽ bị buộc tái xuất.

 

Về những biểu hiện nghi vấn chung quanh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng (có thông tin cho biết không phải xuất xứ từ Ý như Công ty Thành Lợi khai báo), ông Nguyễn Điểu cho biết, các ngành hải quan, cảnh sát môi trường đang điều tra làm rõ.

 

Thượng tá Phạm Văn Thước, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Đà Nẵng cũng khẳng định, các cơ quan chức năng Đà Nẵng sẽ tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề này để trả lời trước công luận. Nếu có dấu hiệu vi phạm luật pháp hình sự sẽ xử lý nghiêm.

 

Quatest 2 có phải chịu trách nhiệm?

 

Một vấn đề cũng đang được dư luận rất quan tâm chung quanh vụ nhập sắt thép phế liệu “rác bẩn” của Công ty Thành Lợi là “vai trò” của Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng khu vực 2 (Quatest 2). Ông Nguyễn Điểu nhấn mạnh, ở lần giám định thứ nhất, Quatest 2 đã đưa ra hai văn bản kết luận trái ngược nhau chỉ trong cùng một ngày, khiến các cơ quan chức năng không đủ cơ sở để xử lý nên phải tiếp tục trưng cầu giám định của một đơn vị khác.

 

“Quatest 2 là cơ quan khoa học nhưng cách làm lại hoàn toàn không khoa học, đưa ra các văn bản kết luận sai cả về nội dung lẫn hình thức. Nếu họ làm việc một cách chặt chẽ, có trách nhiệm ngay từ đầu thì đã không dẫn tới sự phức tạp và kéo dài, gây tốn kém không chỉ chi phí mà còn thời gian, công sức  và nhiều vấn đề liên quan khác đối với các ngành chức năng. Chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị cơ quan chủ quan của Quatest 2 xem xét, xử lý trách nhiệm của đơn vị này chứ không để như thế được!” - ông Nguyễn Điểu nói.

 

Ông cũng cho biết, trong lần giám định đầu tiên, Quatest 2 đã lấy phí 30 triệu đồng từ Công ty Thành Lợi. Nhưng do kết quả giám định không đạt yêu cầu, buộc Sở TN-MT Đà Nẵng phải tiếp tục trưng cầu giám định lần hai tại Vinacontrol Đà Nẵng nên Quatest 2 phải chịu toàn bộ chi phí cho lần giám định này.

 

Theo ông Nguyễn Điểu, việc có xem xét trách nhiệm hình sự để làm rõ khuất tất đằng sau việc Quatest 2 đưa ra những kết luận trái ngược nhau hay không thuộc thẩm quyền của Cảnh sát môi trường, nhưng ông cho rằng chưa cần thiết phải tới mức đó.

 

Ông Nguyễn Điểu nói: “Tôi chắc là trong tương lai chẳng còn ai dám đến với Quatest 2 nữa. Chẳng còn doanh nghiệp nào dám đưa cho họ giám định, mà có đưa cho họ giám định thì các cơ quan chức năng như chúng tôi cũng chẳng dám tin. Như vậy là họ đã hết đất sống, đã tự đào hố chôn mình rồi!”.

Cơ quan giám định đã phát hiện nhiều chất nguy hại bị cấm nhập vào VN có lẫn trong tạp chất của lô hàng này.

 

Trong đó, hàm lượng arsen là 4,822mg/kg tạp chất, chiếm tỷ lệ 0,0004822%, vượt giới hạn nguy hại theo TCVN:2000 là 0,1%; hàm lượng thuỷ ngân 6,795mg/kg tạp chất, chiếm tỷ lệ 0,0006795, vượt giới hạn nguy hại theo TCVN:2000 là 0,2% và hàm lượng silen 9,573mg/kg tạp chất, chiếm tỷ lệ 0,0009573, vượt giới hạn nguy hại theo TCVN:2000 là 0,1%. Riêng cường độ phóng xạ từ 0,02 đến 0,1 microsever/giờ nằm trong giới hạn cho phép.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,