– Lãnh đạo Đà Nẵng cho tiêu huỷ ngay trên địa bàn lô sắt thép phế liệu đã bị các cơ quan liên ngành kết luận là “rác bẩn”.
Lô sắt thép phế liệu chứa "rác bẩn" của Công ty Thành Lợi sẽ được xâm nhập vào Đà Nẵng để... tiêu huỷ! Ảnh: HC
Hơn nửa tháng qua, dư luận cả nước hoan nghênh sự kiên quyết của các cơ quan chức năng Đà Nẵng trong việc xử lý lô sắt thép phế liệu nhập khẩu 434 tấn bị kết luận là “rác bẩn” của Công ty cổ phần thép Thành Lợi.
Tuy nhiên, tại cuộc họp chiều 18/8, lãnh đạo TP này đã đưa ra quyết định không chỉ gây hụt hẫng cho những ai quan tâm đến vụ việc mà còn được xem là tạo tiền lệ cho “rác bẩn” từ nước ngoài xâm nhập vào VN!
Tại cuộc họp kể trên, Chủ tịch TP. Đà Nẵng Trần Văn Minh quyết định “không buộc tái xuất” lô "rác bẩn" của Công ty Thành Lợi theo kết luận của các cơ quan liên ngành và Cục Bảo vệ môi trường (Bộ TN-MT) tại cuộc họp ngày 9/8. Thay vào đó, ông Minh cho phép tiêu huỷ tại lò đốt chất thải công nghiệp, rác thải nguy hại tại bãi rác mới Khánh Sơn.
Theo ông Phạm Minh Thắng, Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng, lò đốt này chỉ có công suất 200kg/giờ. Như vậy, nếu vận hành 24/24giờ để đốt được toàn bộ lô hàng kể trên thì phải mất ít nhất... 3 tháng. Hiện chưa có yêu cầu chính thức từ UBND TP và Sở TN-MT nên Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng chưa có phương án thiêu huỷ cụ thể. Tuy nhiên, nếu thiêu huỷ sẽ phân loại hàng và chỉ đốt rác, còn lượng sắt thép thì… không biết!
Trả lời phỏng vấn báo chí về quyết định này, ông
Trước đó, tại cuộc họp ngày 9/8, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc
Có nghĩa việc tiêu huỷ “rác bẩn” nhập khẩu chỉ là sự bất đắc dĩ khi doanh nghiệp “bỏ của chạy lấy người”, không còn hoạt động hoặc không thể tìm ra tông tích nữa. Đằng này, Công ty Thành Lợi vẫn đang hoạt động ở Đà
Cách giải quyết vấn đề nghe có vẻ “hợp tình hợp lý” của lãnh đạo TP. Đà Nẵng chưa thực sự thuận theo những quy định về bảo vệ môi trường của luật pháp VN.
Có lẽ không thừa khi nhắc lại rằng, đã có không ít bài học về việc nhiều nước phát triển trên thế giới tìm mọi cách chuyển “rác bẩn” sang các nước kém phát triển hơn, vì chi phí để tiêu huỷ thứ “rác bẩn” đó ở nước họ là rất lớn. Thậm chí, họ còn “khuyến mãi” cho doanh nghiệp các nước kém phát triển khi “nhận” giúp họ thứ “rác bẩn” đó, chứ không phải lấy giá vài trăm USD mỗi tấn như ghi trên hợp đồng kinh tế.
Đà Nẵng đang nêu cao chủ trương xây dựng một “TP môi trường”. Thế nên, việc lãnh đạo TP. Đà Nẵng cho tiêu hủy "rác bẩn" ngay tại địa phương đang khiến dư luận lo ngại.
-
Hải Châu