221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1098740
Video: Gai người khi trong vai "lái buôn" bánh trung thu
1
Article
null
Video: Gai người khi trong vai 'lái buôn' bánh trung thu
,

 - Công nhân làm bánh ngồi bệt ngay trên sàn xi măng đen đúa. Bột gạo để lăn lóc dưới nền đất, những chậu đựng mỡ làm nhân bánh để riêng ở một góc cuốn hút ruồi nhặng vo ve. Một thợ nặn bánh thản nhiên nói: “Dùng găng tay rất vướng víu"... 


Thực hiện: Nhóm PV VietNamNet

 

“Tiền nào của nấy”

 

Trong vai người mua hàng bán buôn, chúng tôi tìm đến một số cơ sở sản xuất bánh nướng, bánh dẻo tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm - Hà Nội). Chủ các cơ sở sản xuất đều dành lời khuyên cho một người bán buôn vốn ít: Những người có cửa hàng nhỏ, hoặc ở ngoại tỉnh nên mua “hàng chợ”, vì còn phải tính đến cả chi phí vận chuyển. Với loại bánh đã có thương hiệu, giá khiêm tốn nhất là 50.000 đồng/kg (khoảng 10.000/chiếc bánh 200g). Còn với “hàng chợ”, giá rẻ hơn hẳn, tùy vào yêu cầu của khách, giá khoảng 25.000-35.000 đồng/kg (mỗi chiếc bánh chỉ khoảng từ 6.000-8.000 đồng/chiếc 250g).

 

Bánh hàng chợ. Ảnh: Trà My

 

Các chủ cửa hàng này cho biết, so với năm ngoái, giá nguyên liệu đã tăng lên gấp 2, gấp 3 lần. Bởi vậy, trước đây giá bánh có thương hiệu chỉ khoàng 40.000 đồng/kg, bánh “hàng chợ” là 15.000-20.000/kg thì nay đã tăng giá đồng loạt.

 

Qua tìm hiểu, có thể thấy rằng các cơ sở làm “hàng chợ” này có rất nhiều “chiêu” để hạ giá thành sản phẩm. Chất lượng giữa hai loại bánh này cũng khác nhau một trời một vực. Để giới thiệu về sản phẩm của mình, chủ một cơ sở đã cắt đôi hai loại bánh rồi so sánh. 

Loại “hàng chợ” có nhân ít, phần vỏ bánh dày và cứng hơn. Chị chủ hàng này giải thích: “Trọng lượng của những chiếc bánh này nhẹ hơn vài gram, vỏ bánh dày hơn, và tất nhiên thành phần của nhân phải bớt đi một số thứ!”.

 

Vậy nên, loại bánh đảm bảo tiêu chuẩn đều được đóng gói, có nhãn mác, còn bánh “hàng chợ” sử dụng loại giấy gói rẻ tiền hơn, thậm chí ở một số hộ gia đình bánh chỉ được bọc qua bằng một lớp giấy hoặc nilon mỏng ở bên ngoài, không hề có nhãn mác hay bất cứ một thông tin gì trên sản phẩm.

 

Thì như họ nói, “tiền nào của nấy”, có như thế thì những người đi buôn như tôi mới có lãi để còn làm ăn với họ lâu dài...

 

Đã đảm bảo "vệ sinh an toàn thực phẩm"?

 

Vẫn trong vai một "lái buôn", tại cửa hàng bán bánh S.H, khi chúng tôi ngỏ lời muốn tham quan xưởng sản xuất, chị bán hàng niềm nở dẫn vào. Nhưng khi đến cửa xưởng sản xuất thì ông chủ xua ra không cho xem: “Có mua thì đặt hàng, không phải xem này nọ”. Chúng tôi vẫn kịp liếc mắt nhìn một người thợ đang dùng tay không bê những mảng thịt lớn chất vào khay.

 

Một cơ sở chế biến bánh trung thu. Ảnh: Trà My

 

Đến cơ sở sản xuất nhà anh L., đúng hôm nhà anh nghỉ đóng bánh. Tuy nhiên, những nhân công chuẩn bị bao bì vẫn cần mẫn làm những công việc thủ công của mình. Tại cơ sở chế biến nhà này, khay chậu để bừa bộn. Nhân bánh đậu xanh đựng trong khay không hề được che đậy, những khay đựng lạp xường ngay bên cạnh cũng trong tình trạng tương tự. Thau chậu đựng nhân bánh, bàn nhào bột... đều cáu bẩn.

 

Phía góc phải của cơ sở sản xuất là mấy chiếc nồi lớn chứa nước nhồi bột, nổi đầy váng, nước đục đen. Bên ngoài sân, bể rêu đã mọc xanh. Khi tôi tỏ ra băn khoăn về những khay đựng đồ không được che đậy trông mất vệ sinh, anh L mới gọi người đậy lại.

 

Tại cơ sở sản xuất nhà anh T., trong số hơn chục người đang làm việc, chỉ duy nhất một người nặn nhân có đeo găng tay, những nhân công còn lại dù làm ở công đoạn nào (thái nhân bánh, nhào bột, nặn bánh, đóng bánh…) đều “dã chiến”… tay không. 

Chế biến nhân bánh. Ảnh: Trà My
Họ ngồi bệt ngay trên sàn xi măng đen đúa. Bột gạo để lăn lóc dưới nền đất, những chậu đựng mỡ làm nhân bánh để riêng ở một góc cuốn hút ruồi nhặng vo ve. Một thợ nặn bánh thản nhiên nói: “Dùng găng tay rất vướng víu".

 

Vào thời điểm này, tại xã Xuân Đỉnh, chỉ có một số cơ sở bắt đầu sản xuất bánh, các cơ sở còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị nhân bánh để cuối tháng “vào vụ”. Tại sân nhà anh H., đồ nghề ngổn ngang, chật kín sân. Những quả bí tươi xếp thành chồng, được gọt vở, cắt lát để chế biến làm nhân bánh.

 

Hai cậu thanh niên ngồi cắt bí thành lát một cách thành thạo, bàn chân dính than đen đặt ngay trên sọt bí đã cắt. Có những miếng bí rơi xuống đất dính nước bẩn đen vẫn được họ nhặt lại để chế biến bình thường.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Lương - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh cho biết, hàng năm xã đều có lớp tập huấn và đưa công nhân đi kiểm tra sức khỏe, riêng năm nay là 130 công nhân. Nhưng theo những gì quan sát, tại nhiều cơ sở sản xuất bánh của xã, đa số công nhân làm việc nhếch nhác, không hề có khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, nơi chế biến cũng không đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Trong khi đó, một công nhân nói với chúng tôi: “Khi nào có đoàn kiểm tra thì chúng tôi mới đeo găng vào, sử dụng không quen làm kém năng suất lắm!”.

 

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm

 

Vào thời điểm này, mới là đầu vụ, toàn xã Xuân Đỉnh có 22 cơ sở bắt đầu làm bánh trung thu, đến đợt cao điểm (đầu tháng 8) sẽ có khoảng 40 cơ sở hoạt động. Năm 2007 số cơ sở sản xuất tại xã hoạt động là 58 thì năm nay con số này đã giảm đi một cách đáng kể.

 

Nhân bánh. Ảnh: Trà My
Theo ông Dương Xuân Hòa (cán bộ quản lý thuế thương nghiệp xã Xuân Đỉnh): “Nhiều hộ ngừng sản xuất do điều kiện không đáp ứng được, sản lượng thấp, giá cả nguyên vật liệu tăng cao trong khi khả năng tiêu thụ kém. Khi giá các mặt hàng đều tăng, bánh trung thu không phải mặt hàng thiết yếu nên người dân sẽ nghĩ đến chuyện tiết kiệm khi mua. Hơn nữa hiện tại có quá nhiều loại bánh có thương hiệu lớn, bánh của những cơ sở nhỏ lẻ không đủ sức cạnh tranh buộc phải đóng cửa”.

 

Ông Nguyễn Thừa Tích, Trưởng thôn Đông, xã Xuân Đỉnh cho biết: “Những loại bánh ngon cũng sản xuất ít đi do không có mấy khách đặt hàng”.

 

Theo ông Hòa, sản lượng bánh trung thu của xã năm nay sẽ hạn chế, ước tính giảm đi khoảng 30% so với năm ngoái. Anh Lực, chủ một cơ sở sản xuất cho biết: “Năm ngoái cả mùa bánh chúng tôi làm khoảng 30 tấn, nhưng năm nay xem ra bán được 20 tấn còn khó!”.

 

Theo lời Phó chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh, xã có xin phép thành phố xây dựng khu sản xuất tập trung, nhưng vấn đề khó khăn trước mắt là thiếu vốn.

 

Với tình hình hiện tại, theo ghi nhận của chúng tôi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất là rất khó kiểm soát. Tình trạng thu hẹp sản xuất của nhiều hộ gia đình trước cơn bão giá là không thể tránh khỏi. Điều đó đều rất ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề nổi tiếng này.

 

 

Ông Nguyễn Ngọc Lương (Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh) cho biết: “Vào thời điểm này xã Xuân Đỉnh có 22 cơ sở sản xuất bánh trung thu và một số gia đình chuyên làm mứt, nhân bánh. Từ đầu năm đến nay, UBND xã cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra hai lần, các cơ sở sản xuất đều có đầy đủ các điều kiện kinh doanh”.

 

  • Trà My

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,