221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1099314
Một huyện làm “rắn tay” về xuất khẩu lao động
1
Article
null
Thanh Hóa:
Một huyện làm “rắn tay” về xuất khẩu lao động
,

 - Sau những vụ xuất khẩu lao động sang cộng hòa Séc và một số thị trường khác không thành, UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) bèn siết chặt việc cho phép các doanh nghiệp về huyện này tuyển lao động.

 

Người lao động cần được đảm bảo mọi quyền lợi khi tham gia xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Huyện Quảng Xương là một trong những huyện có tỉ lệ người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa. Chỉ tính riêng năm ngoái, huyện này đã đưa được hơn 1.000 lao động đi xuất khẩu sang các thị trường Trung Đông, Đài Loan, Hàn Quốc…

 

Tuy nhiên, theo Phòng Nội vụ huyện, đã xảy tình trạng có những doanh nghiệp về địa phương xin phép tuyển dụng đưa người sang 1 thị trường, nhưng sau đó lại tuyển đi nhiều thị trường khác nhau.

 

Hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, khi Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) chính thức chỉ đạo tạm ngưng tuyển lao động sang thị trường Séc vì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xin visa cho lao động vào thị trường này thì một số lao động ở Quảng Xương đã nộp tiền xin sang Séc lao động cũng rơi vào tình trạng lao đao chung.

 

Với số tiền đi vay ngân hàng để nộp ban đầu, số lãi hàng tháng người nông dân phải trả lên đến từ 2-5 triệu đồng, một khoảng tiền không nhỏ, đến doanh nghiệp đòi lại thì không xong vì số tiền đặt cọc đã bị chi trả một phần vào các thủ tục môi giới, đào tạo ban đầu…

 

Để tránh tình trạng trên, UBND huyện Quảng Xương đã yêu cầu tất cả những doanh nghiệp về huyện xin tuyển người dù đã có phòng ban chuyên môn xem xét nhưng vẫn phải có thêm ý kiến của thường trực ủy ban.

 

Mới đây, hôm 18/8 chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Việt cùng Bí thư huyện ủy Nguyễn Đức Xuân đã cùng đi với Airseco - một doanh nghiệp tuyển người sang thị trường Ả-rập Xê-út xuống các xã để làm mẫu.

 

Theo đó, doanh nghiệp này được phép tuyển thợ hàn công nghệ cao ở thí điểm 20/48 xã, thị trấn của huyện Quảng Xương, nhưng phải cam kết nếu không đưa được lao động đi xuất cảnh thì buộc phải bồi thường; ngoài ra còn hàng loạt ràng buộc: trình đơn hàng tuyển dụng đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định; công khai các loại phí: xuất cảnh, môi giới, đào tạo cùng thời gian xuất cảnh; công khai thời điểm tuyển dụng, cấp visa…

 

Đây là trường hợp đầu tiên, UBND một huyện làm mạnh tay  trước việc các doanh nghiệp về tuyển lao động xuất khẩu. Trước tình trạng xuất khẩu lao động tràn làn đang gây ra cả những mặt tích cực lẫn tiêu cực như hiện nay thì rõ ràng việc “cảnh giác” là đúng đắn và có lợi cho người lao động nghèo.

 

  • Đỗ Minh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,