221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1100266
Sắt thép còn lại sau thiêu huỷ “rác bẩn” được sung công?
1
Article
null
Đà Nẵng:
Sắt thép còn lại sau thiêu huỷ “rác bẩn” được sung công?
,

 - Sở TN-MT Đà Nẵng kiến nghị tịch thu lô sắt thép phế liệu nhập khẩu chứa “rác bẩn” trước khi thiêu huỷ, nhưng chưa hẳn lãnh đạo TP sẽ chấp thuận!

 

Đà Nẵng sẽ tịch thu, sung công số sắt thép còn lại sau khi thiêu huỷ "rác bẩn" Ảnh: HC

Ngày 22/8, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cho hay, theo chỉ đạo của Chủ tịch TP Trần Văn Minh, hiện Sở đang khẩn trương dự thảo quyết định thành lập Hội đồng giám sát thiêu huỷ 434 tấn sắt thép phế liệu nhập khẩu chứa “rác bẩn” của Công ty cổ phần thép Thành Lợi, dự kiến thứ Ba tuần sau (26/8) sẽ trình UBND TP Đà Nẵng thông qua.

 

Đồng thời, Sở này cũng có công văn 384/BC-STNMT đề nghị UBND TP.Đà Nẵng ra quyết định tịch thu toàn bộ lô hàng trước khi lập phương án thiêu huỷ. Công văn này nêu rõ, theo quy định tại Điều 171 252 Bộ Luật Dân sự, tài sản bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tài sản ấy bị chấm dứt.

 

Vì vậy, để đảm bảo thực hiện phương án thiêu huỷ lô hàng đúng pháp luật, UBND TP Đà Nẵng cần thiết phải có quyết định thu hồi lô hàng.

 

Mặt khác, lô hàng sau khi thiêu huỷ vẫn sẽ còn lại sắt thép có giá trị sử dụng. Vì vậy, UBND TP Đà Nẵng cần quyết định xử lý đối với tài sản phát sinh này.

 

Theo phân tích của Sở TNMT Đà Nẵng, chỉ có tịch thu, bán đấu giá sung công quỹ khối lượng sắt thép sau khi thiêu huỷ mới đúng quy định pháp luật.

 

Tuy nhiên, thông tin từ Văn phòng UBND TP Đà Nẵng lại cho biết, tinh thần chung của lãnh đạo TP này là sẽ… cho Công ty Thành Lợi nhận số sắt thép còn lại sau khi tiêu huỷ. Lý do được đưa ra là “vì doanh nghiệp đã bị phạt vi phạm hành chính và chịu kinh phi tiêu huỷ rồi”.

 

Có lẽ vì vậy mà Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng tỏ ra đắn đo: “Về nguyên tắc là tịch thu sung công, có cho doanh nghiệp nhận lại số sắt thép kể trên hay không là thuộc quyền của lãnh đạo TP chứ chúng tôi không thể có ý kiến gì cả!”.

 

Có thể hiểu được sự “đắn đo” của Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng bởi ngay trước đó, sự kiên quyết của liên ngành hữu quan TP lẫn ý kiến của lãnh đạo Bộ TN-MT kiến nghị xử phạt hành chính và buộc tái xuất toàn bộ lô hàng đã bị “bẻ quặt” bởi quyết định cho tiêu huỷ tại chỗ lô sắt thép phế liệu chứa “rác bẩn” của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nên không ai dám chắc lần này sẽ không tiếp diễn sự thể đó!

 

Nếu điều đó lại xảy đến, không thể không đặt câu hỏi: Lãnh đạo Đà Nẵng đã “phớt lờ” ý kiến các ngành chuyên môn từ địa phương tới trung ương thì sao không quyết định luôn ngay sau khi có kết luận giám định mà lại để liên ngành phải họp hành, xem xét, kiến nghị đủ điều, thậm chí mời cả chuyên gia Bộ TN-MT vào để tham vấn. Vừa tốn thời gian, công sức, tiền bạc, mà kết quả là… chẳng để làm gì cả?

 

Cũng cần nói thêm, Đà Nẵng hiện chỉ có một lò đốt chất thải nguy hại ở bãi rác Khánh Sơn công suất 200kg/ngày. Theo Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng Phạm Minh Thắng, để đốt toàn bộ lô hàng kể trên phải mất ít nhất ...3 tháng với điều kiện vận hành lò đốt 24/24giờ. Đồng thời, phải di chuyển lô hàng hàng chục km từ cảng đến nơi tiêu huỷ, đi ngang qua nội thành Đà Nẵng.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,