221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1103790
Bộ TN-MT yêu cầu xử lý nghiêm vụ “rác bẩn”
1
Article
null
Đà Nẵng:
Bộ TN-MT yêu cầu xử lý nghiêm vụ “rác bẩn”
,

 - Bộ TN-MT vừa có công văn yêu cầu Đà Nẵng xử lý nghiêm vụ nhập khẩu sắt thép phế liệu chứa “rác bẩn” để không tạo tiền lệ xấu về sau.

 

Bộ TN-MT yêu cầu xử lý nghiêm vụ nhập khẩu sắt thép phế liệu chứa "rác bẩn" của Công ty Thành Lợi. Ảnh: HC

Ngày 3/9, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho hay, Bộ TN-MT vừa có công văn yêu cầu UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng có liên quan của TP khẩn trương xử lý việc nhập khẩu sắt, thép phế liệu sai quy định của Công ty cổ phần Thép Thành Lợi

Công văn này
nhấn mạnh: việc xử lý phải nghiêm để không tạo tiền lệ xấu cho tình trạng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào VN.

 

Theo đó, Bộ TN-MT yêu cầu, trong trường hợp doanh nghiệp không thể tái xuất được, buộc phải ra quyết định thiêu hủy lô hàng thì UBND TP. Đà Nẵng phải chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng quy định tại Điều 171 và 252 của Bộ luật Dân sự

Cơ sở được lựa chọn để tiến hành thiêu huỷ phải có đủ năng
lực về công nghệ và thiết bị xử lý môi trường. Các ngành chức năng phải giám sát chặt chẽ việc xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình thiêu hủy.

 

Vấn đề đặt ra hiện nay là cách hiểu về việc “thực hiện đúng quy định tại Điều 171 và 252 Bộ luật Dân sự”. Theo các điều luật này thì quyền sở hữu của tài sản bị chấm dứt khi tài sản đó bị thiêu hủy, có nghĩa tài sản phải bị tịch thu trước khi tiến hành thiêu huỷ. 

Tuy nhiên, đang có những tranh cãi về việc “tịch thu toàn bộ lô hàng chứa rác bẩn” (434 tấn) theo đề nghị của Sở TN-MT Đà Nẵng hay chỉ “tịch thu phần rác bẩn
sau khi phân loại” (chỉ chiếm 5%) theo cách trả lời báo chí của Chánh Văn phòng kiêm phát ngôn viên UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Văn Cán là đúng?

 

Trả lời phỏng vấn VietNamNet về vấn đề này, luật sư Đỗ Pháp, Trưởng văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (thuộc Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) giải thích, trong trường hợp này có hai quan hệ pháp lý, gồm quan hệ sở hữu (sở hữu toàn phần và sở hữu từng phần) và quan hệ đảm bảo an toàn môi trường.

 

“Sau khi phân loại, lô hàng sẽ được chia làm hai phần, gồm phần sắt thép và phần tạp chất có chứa chất gây ô nhiễm môi trường. Về nguyên tắc, hai phần này đều thuộc quyền sở hữu của Công ty Thành Lợi. Nhưng do vi phạm quy định về bảo đảm an toàn môi trường nên phần tạp chất chứa chất gây ô nhiễm sẽ phải bị tịch thu để tiến hành thiêu huỷ theo quy định tại Điều 171 và 252 Bộ luật Dân sự. Riêng phần sắt thép do không gây ô nhiễm nên vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty này chứ không thể tịch thu được!” - Luật sư Đỗ Pháp nói.

 

Lãnh đạo Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết, đến thời điểm này, UBND TP Đà Nẵng vẫn chưa có văn bản chỉ đạo chính thức về vấn đề nêu trên. Đối với 18 container gồm 374 tấn vừa được Công ty Thành Lợi nhập khẩu đợt 2 về cảng Đà Nẵng, Sở TN-MT Đà Nẵng đã nhận được công văn của Hải quan Đà Nẵng đề nghị phối hợp kiểm tra do cũng có những dấu hiệu cho thấy có chứa chất gây ô nhiễm môi trường.

 

Hiện Sở TN-MT đang làm văn bản mời các ngành hữu quan như Cảnh sát môi trường, Hải quan… tham gia việc kiểm tra lô hàng trong vài ngày tới. Và theo dự báo của lãnh đạo Sở TN-MT Đà Nẵng thì lô hàng mới này sẽ chẳng khác gì mấy so với trước nên có thể sau khi kiểm tra, giám định sẽ tiến hành phân loại và thiêu huỷ tạp chất chứa chất gây ô nhiễm môi trường cùng lúc với lô hàng nhập khẩu đợt 1.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,