221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1109428
Đại lộ Đông Tây - nhịp cầu nối cho nhiều người vui
1
Article
null
Đại lộ Đông Tây - nhịp cầu nối cho nhiều người vui
,

 - Nếu so về mật độ “lô cốt” chiếm dụng mặt đường gây bức xúc cho người dân TP.HCM, dự án Đại lộ Đông Tây (ĐLĐT) và Môi trường nước không thua gì dự án Vệ sinh Môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Nhưng hàng loạt sự cố xảy ra gần đây khiến “đại lộ đẹp nhất” được dư luận quan tâm đặc biệt... 

Đại lộ Đông Tây: “Đôi cánh” của TP.HCM

Một chuyên gia đã từng tham gia vào dự án ĐLĐT trong gần một thập niên, nay đã nghỉ hưu nhớ lại: Cách đây 8 năm, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án ĐLĐT TP.HCM tại quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 5/7/2000.

 

Những "lô cốt" chiếm gần trọn mặt đường như thế này xuất hiện đầy rẫy trên công trường thi công dự án ĐLĐT và dự án cải thiện môi trường nước. Ảnh: Trần Duy

Kết quả đấu thầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1918/CP-CN ngày 17/12/2004. “Để có được sự đồng ý này, chính quyền thành phố đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, nỗ lực. Vào một ngày tháng 7/1999, tại một buổi làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải với UBND TP.HCM, cả ban quản lý dự án lúc ấy mừng như mở hội khi Thủ tướng đồng ý với chủ trương đầu tư dự án”- chuyên gia này nhớ lại.  

Năm 1999, theo đề xuất của các chuyên gia OECF (Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản, về sau sáp nhập với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Nhật Bản thành  Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JBIC - đơn vị tài trợ vốn vay ODA cho dự án), UBND TP.HCM nên gộp lại và điều chỉnh tạo thành một tuyến đường nối từ QL1A (huyện Bình Chánh) ở phía tây thành phố qua các đường Trần Văn Kiểu - Hàm Tử - Chương Dương, qua hầm Thủ Thiêm và nối vào xa lộ Hà Nội (tại ngã ba Cát Lái, Q.2, phía đông thành phố).  

TIN LIÊN QUAN

Phát biểu tại buổi lễ khởi công dự án ĐLĐT vào 31/1/2005, ông Huỳnh Ngọc Sĩ - Phó Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Ban quản lý dự án ĐLĐT và Môi trường nước thành phố (gọi tắt là PMU) cho biết, dự án đầu tư xây dựng ĐLĐT thành phố là sự hợp nhất giữa hai dự án đã được nghiên cứu trước đó là dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường bến Chương Dương - Hàm Tử - Trần Văn Kiểu (thuộc địa bàn các Q.1, 5, 6 và huyện Bình Chánh) và dự án công trình vượt sông Sài Gòn qua Thủ Thiêm (Q.1, 2, có bổ sung đoạn đường nối từ Thủ Thiêm đến xa lộ Hà Nội).  

Mục tiêu của dự án là phục hồi, nâng cấp và xây dựng thêm để tạo thành một tuyến đường trục ra vào ranh giới phía nam trung tâm thành phố theo hướng đông - tây nhằm rút ngắn thời gian đi lại cho các phương tiện giao thông đi từ hướng đông về hướng tây và ngược lại.  

Khi dự án này được đưa vào sử dụng, các phương tiện sẽ không lưu thông qua khu vực nội thành vốn đã quá tải và giảm ách tắc giao thông cho các trục đường xung quanh khu vực phía nam nội thành, chia sẻ lưu lượng xe lưu thông qua cầu Sài Gòn.  

Dự án cũng đáp ứng nhu cầu lưu thông cho các cảng ở TP.HCM đi về phía đông - bắc, tây - nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời tạo cảnh quan và cải tạo môi trường dọc theo tuyến đường ven kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Tạo nơi ở mới, ổn định và môi trường tốt hơn cho các hộ dân sống dọc bờ kênh và tạo tuyến giao thông mới nối trung tâm thành phố với khu Thủ Thiêm để phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và Q.2 cũng như các khu đô thị mới dọc theo tuyến đường.  

Tổng mức đầu tư dự án ĐLĐT là 9.864 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay nước ngoài là 6.394 tỷ đồng (vay Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JBIC); vốn đối ứng ngân sách nhà nước 3.470 tỷ đồng.  

Dự án ĐLĐT có tổng chiều dài toàn tuyến trên 21km, chia làm bốn đoạn. Trong đó bao gồm 1,49km hầm vượt sông Sài Gòn, xây dựng mới 5 cầu giao cắt với đường, xây dựng mới 8 cầu, cải tạo 3 cầu cũ hiện có, xây mới 5 nút giao, xây dựng mới 12 cầu bộ hành.  

Địa điểm xây dựng tuyến dự án đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Công ty Obayashi Corporation (Nhật Bản) đã trúng gói thầu “Xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm” với giá tương đương 2.204 tỷ đồng. Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đã trúng gói thầu tư vấn với giá trị hợp đồng không được công bố rộng rãi tuy nhiên, ước tính vào khoảng 448 tỷ đồng.  

 

Một phần của dự án ĐLĐT TP.HCM nhìn từ hướng đông. Ảnh: Trần Duy

Dự án ĐLĐT có diện tích đất thu hồi lớn vào khoảng 201ha. Để có mặt bằng thực hiện dự án, 6754 hộ dân, 368 cơ quan đơn vị đã phải di dời hoặc bị ảnh hưởng một phần.  

Trong dự án ĐLĐT, hai gói thầu có giá trị lớn nhất của dự án là gói thầu “Xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm” cùng gói thầu “Xây dựng đường phía tây và mở rộng đường ven kênh” được khởi công ngày 31/1/2005. 

Gói thầu “Xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm” bao gồm hai hạng mục chính là hạng mục đường mới Thủ Thiêm có chiều dài 5,625km. Tiêu chuẩn đường cấp 1 thành phố, vận tốc thiết kế 80 km/h. Mặt cắt ngang 100m với 6 làn xe ôtô và 2 đường dành cho xe thô sơ. Có cầu vượt Khánh Hội, 2 cầu vượt tại nút giao ngã ba Cát Lái và 2 cầu trên tuyến cùng 2 cầu bộ hành.  

Hạng mục hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn có chiều dài hầm là 1.490m. Hầm dìm vượt sông Sài Gòn dài 370,8m, gồm bốn đốt hầm, mỗi đốt hầm dài 92,5m và hai đường dẫn đào lấp. Vận tốc thiết kế là 60 km/h. Mặt cắt ngang dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, đỉnh hầm cách đáy sông Sài Gòn 4m với 6 làn xe và 2 khoang thoát hiểm cho hành khách khi có sự cố xảy ra trong hầm. Đây là hầm dìm được xây dựng đầu tiên ở Đông Nam Á.  

Công trình khởi công các gói thầu xây lắp, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2007. Tuy  vậy, đến thời điểm hiện nay, nhiều hạng mục công trình vẫn còn dở dang. Sự cố nứt đốt hầm Thủ Thiêm, có khả năng sẽ kéo dài việc thi công trong một thời gian nữa.  

Dự án chống ngập gây ngập 

Gần như cùng lúc với sự ra đời của dự án ĐLĐT, dự án Cải thiện môi trường nước cùng được bắt đầu từ năm 1998.  

Thực hiện thỏa thuận của hai Chính phủ VN và Nhật Bản, cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã trợ giúp TP.HCM nghiên cứu lập dự án quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải cho TP.HCM đến năm 2020 bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại. JICA đã cử đoàn nghiên cứu đến TP.HCM để trực tiếp cùng với PMU nghiên cứu, lập dự án quy hoạch tổng thể, lựa chọn dự án ưu tiên, nghiên cứu lập báo cáo khả thi dự án ưu tiên “Cải thiện môi trường nước TP.HCM, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ”.  

Dự án ưu tiên “Cải thiện môi trường nước TP.HCM, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ” được chia làm hai giai đoạn thực hiện. Giai đoạn một từ 2001 đến 2006; giai đoạn hai từ 2006 đến 2010. Dự án khả thi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 24/10/2001.  

Mục tiêu của dự án là cải tạo, nạo vét thông thoáng lòng kênh, xây kè một đoạn kênh Tàu Hủ - Bến Nghé; cải tạo hệ thống thoát nước chính đảm bảo tiêu thoát nước chống ngập cho lưu vực hơn 3.000ha; xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.  

Và đặc biệt, dự án này sẽ gắn kết với dự án đầu tư ĐLĐT, phối hợp với các dự án liên quan nhằm kết hợp giao thông đường thủy, đường bộ; khai thác cảnh quan mặt nước trên kênh; chỉnh trang nâng cấp đô thị khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố.  

Tổng mức đầu tư của dự án là 4.163,94 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn vay của JBIC là 24,426 triệu yên Nhật (tương đương 3.21,980 tỷ đồng). Trong giai đoạn 1, gói thầu E “Xây dựng nhà máy xử lý nước thải” do liên danh nhà thầu N.E.S (nhà thầu Nhật Bản - liên danh của ba Công ty Nishimatsu Construction, Ebara Corporation và Shimizu Corporation) thi công. Ngày 8/11/2004 đã phát lệnh khởi công gói thầu này.   

Gói thầu C “Xây dựng cống bao, xây dựng trạm bơm chuyển tiếp nước thải; cung cấp thiết bị thau rữa cống” cũng do liên danh nhà thầu N.E.S thi công và phát lệnh khởi công gói thầu này vào 25/2/2005.  

Vào thời điểm nói trên, Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) cũng đang làm nhiệm vụ thực hiện giám sát thi công hai gói thầu E, C.  

Trong quá trình thi công, dự án cải thiện môi trường nước đã bít các miệng cống, gây ngập úng nặng nề cho khu vực nội thành. Hàng chục “lô cốt” thường xuyên án ngữ trên đường gây bức xúc cho người dân.

Do đều cùng sử dụng nguồn vốn ODA của JBIC và đều có tính kết nối chặt chẽ với nhau nên vào khoảng thời điểm từ năm 2000 đến năm 2002, PMU ĐLĐT và Môi trường nước TP.HCM ra đời. Lúc ấy, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, một cán bộ quản lý của Công ty Thanh niên xung phong TP.HCM đảm nhận vai trò Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM và kiêm luôn chức Giám đốc PMU. Ông Sĩ hiện vẫn đang tại chức và tiếp tục trực tiếp quản lý dự án này.

Dự án ĐLĐT TP.HCM đang thành hình nhưng sẽ không thể phát huy tác dụng nếu chưa được kết nối với các dự án giao thông liên quan khác như cầu Phú Mỹ, dự án Cải thiện môi trường nước... Ảnh: Trần Duy

Sự cố nứt bốn đốt hầm dìm Thủ Thiêm xảy ra ít ngày trước thời điểm dự kiến đánh chìm xuống lòng sông Sài Gòn vào tháng 8/2008, để hình thành đường hầm đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á khiến dư luận ngỡ ngàng.

Bởi lẽ, gói thầu thi công  hầm vượt sông Sài Gòn có giá trị lớn nhất và quan trọng nhất trong dự án xây dựng ĐLĐT. Nếu gói thầu này chậm trễ thì việc kết nối phía đông và phía tây thành phố, chắp thêm “đôi cánh” cho TP.HCM gần như vô nghĩa. Trong khi đó, nạn ùn tắc giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng mà theo tính toán của các chuyên gia, làm thiệt hại kinh tế ở TP.HCM ít nhất mỗi năm gần 2.000 tỷ đồng.

Tương tự, dự án Cải thiện môi trường nước cũng chỉ có thể phát huy tác dụng nếu nối kết được với dự án ĐLĐT và các dự án liên quan.

  • Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,