Người đàn ông và 35 năm đi 'săn tìm' người nghèo
Cập nhật lúc 12:16, Thứ Bảy, 20/09/2008 (GMT+7)
- "Thi ân bất cầu báo", hay làm điều ân nghĩa mà không cần phải được báo đáp... đó là tâm niệm của bác Trần Cang ở Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Gần 35 năm nay, bác đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc để cứu giúp người nghèo.
Gần 35 năm làm công tác từ thiện, bác Trần Cang (ở xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) luôn tâm niệm “thi ân bất cầu báo”. Do vậy, bác Trần Cang đã từng bị “mấy chú ở xã rầy” là vì có lần, xã đã đề nghị cấp trên tuyên dương gương điển hình nhưng khi hỏi ra, mới biết bác chẳng có tờ giấy "lận lưng" về những việc mình làm để... “báo cáo thành tích”.
Bác Cang kể: "Hơn hai năm trước, tôi bị mấy chú ở xã “rầy” quá nên mới ghi lại danh sách người nghèo được giúp đỡ vào mấy quyển sổ này đây”… Lần giở bốn quyển sổ dày cộm ghi chi chít tên người, bác Cang nói: “Mình làm việc thiện đâu nghĩ đến chuyện được trả ơn, chỉ mong sao cuộc sống này giảm bớt đi những mảnh đời bất hạnh...".
Bác Trần Cang thăm hỏi một bé gái vừa được ông hỗ trợ tiền giải phẫu. |
Giành lại sự sống cho trẻ em nghèo
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Vũng Thơm nổi tiếng với những lò bánh pía, lạp xưởng, mè láo truyền thống ở Sóc Trăng, ngay từ nhỏ đã nếm trải những vất vả của cuộc sống nghèo khó, nên bác Cang rất thông cảm với những mảnh đời cơ nhỡ, thiếu cơm ăn áo mặc...
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Vũng Thơm nổi tiếng với những lò bánh pía, lạp xưởng, mè láo truyền thống ở Sóc Trăng, ngay từ nhỏ đã nếm trải những vất vả của cuộc sống nghèo khó, nên bác Cang rất thông cảm với những mảnh đời cơ nhỡ, thiếu cơm ăn áo mặc...
Dù không còn nhớ nhiều về những việc làm từ thiện của hơn 30 năm trước, nhưng bác Cang vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên đi giúp đỡ bà con mình sau trận càn của địch ở Ba Rẹt (Mỹ Tú) vào năm 1972.
Bác Cang nhớ lại: “Tôi gom được gần 20.000 đồng, tiền tích cóp của hai vợ chồng, rồi chèo ghe đi mua gạo cứu trợ; cho mỗi người bị thương vài trăm đồng mua thuốc điều trị vết thương”. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, thu nhập từ nghề trồng lúa đã giúp gia đình bác Cang khấm khá hơn so với nhiều gia đình trong xóm. Bác Cang lại có thêm điều kiện để làm từ thiện.
Đi vào con hẻm nhỏ ở ấp Phú Thìn, xã Phú Tâm, tìm đến nhà em Tạ Trúc Ly, tôi có dịp hiểu hơn về công việc của bác Cang. Sáu năm trước, suốt ngày Trúc Ly chỉ biết bò dưới nền nhà vì đôi chân không còn cảm giác sau cơn sốt bại liệt. Thấy hoàn cảnh đáng thương của em, bác Cang không ngần ngại thuê xe chở Ly lên TP.HCM trị bệnh. Thiếu tiền, bác chạy khắp nơi nhờ vả bạn bè mỗi người một ít để giúp đỡ.
Đi vào con hẻm nhỏ ở ấp Phú Thìn, xã Phú Tâm, tìm đến nhà em Tạ Trúc Ly, tôi có dịp hiểu hơn về công việc của bác Cang. Sáu năm trước, suốt ngày Trúc Ly chỉ biết bò dưới nền nhà vì đôi chân không còn cảm giác sau cơn sốt bại liệt. Thấy hoàn cảnh đáng thương của em, bác Cang không ngần ngại thuê xe chở Ly lên TP.HCM trị bệnh. Thiếu tiền, bác chạy khắp nơi nhờ vả bạn bè mỗi người một ít để giúp đỡ.
Trúc Ly vui mừng: “Nhờ bác Cang mà đến nay đôi chân của tôi đang hồi phục dần, chân phải đã đi được gần như bình thường”. Còn em Lâm Thị Xuân Dung, ở phường 4 - TP Sóc Trăng cũng bị bệnh sốt bại liệt, tay chân co rút. Gia đình nghèo, không có tiền điều trị... May mắn thay, nhờ sự giúp đỡ của bác Cang, hiện nay Dung đã bỏ được cặp nạng gỗ, tự đi bán vé số nuôi thân...
Giở đến những trang cuối của quyển nhật ký hỗ trợ người nghèo của bác Cang, tôi chợt thấy có một ca điều trị với kinh phí trên 20 triệu đồng. Đó là em Thạch Thị En ở xã Liêu Tú (huyện Long Phú) bị bệnh nhiễm trùng máu. Điều trị ở bệnh viện tỉnh một thời gian, gia đình đã đưa En về quê nằm chờ chết vì hết tiền, trong khi tất cả những tài sản quý giá trong nhà cũng đã bán hết. Hay tin, bác Cang thuê xe tìm đến tận nhà đưa En đi TP Hồ Chí Minh điều trị, kịp giành lại sự sống cho em trước lưỡi hái tử thần.
Hầu như nghe nơi đâu có trẻ em nghèo cần được giúp đỡ là bác Cang đều tìm đến tận nhà động viên, quyên góp tiền hỗ trợ để các em buôn bán hoặc mua tập viết, quần áo đến trường. Bác Cang bộc bạch: “Đã làm từ thiện thì phải làm cho trót. Tôi không quản ngại công lao hay đội nắng, đội mưa đi vận động tiền, gạo làm từ thiện, chỉ mong sau này các cháu nó sống có ích cho xã hội là tôi vui rồi”.
Đi... “săn” người bệnh
Ngoài thời gian làm việc ở xã với vai trò Chủ tịch Hội người cao tuổi, hễ có thời gian rảnh là bác Cang leo lên chiếc xe máy cà tàng chạy ra Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng để “săn” bệnh nhân nghèo.
Giở đến những trang cuối của quyển nhật ký hỗ trợ người nghèo của bác Cang, tôi chợt thấy có một ca điều trị với kinh phí trên 20 triệu đồng. Đó là em Thạch Thị En ở xã Liêu Tú (huyện Long Phú) bị bệnh nhiễm trùng máu. Điều trị ở bệnh viện tỉnh một thời gian, gia đình đã đưa En về quê nằm chờ chết vì hết tiền, trong khi tất cả những tài sản quý giá trong nhà cũng đã bán hết. Hay tin, bác Cang thuê xe tìm đến tận nhà đưa En đi TP Hồ Chí Minh điều trị, kịp giành lại sự sống cho em trước lưỡi hái tử thần.
Hầu như nghe nơi đâu có trẻ em nghèo cần được giúp đỡ là bác Cang đều tìm đến tận nhà động viên, quyên góp tiền hỗ trợ để các em buôn bán hoặc mua tập viết, quần áo đến trường. Bác Cang bộc bạch: “Đã làm từ thiện thì phải làm cho trót. Tôi không quản ngại công lao hay đội nắng, đội mưa đi vận động tiền, gạo làm từ thiện, chỉ mong sau này các cháu nó sống có ích cho xã hội là tôi vui rồi”.
Đi... “săn” người bệnh
Ngoài thời gian làm việc ở xã với vai trò Chủ tịch Hội người cao tuổi, hễ có thời gian rảnh là bác Cang leo lên chiếc xe máy cà tàng chạy ra Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng để “săn” bệnh nhân nghèo.
Bác Trần Cang hỗ trợ tiền và lá giúp chị Thạch Thị Hon ỡ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú sửa lại mái nhà. |
Thông qua bác sĩ ở các khoa, bác Cang xin danh sách những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không đủ tiền trị bệnh... Khi tính toán hết mọi chi phí điều trị, bác cân đối nguồn tài chính sẵn có để hỗ trợ bằng tiền mặt; khi nào thiếu tiền mà bệnh nhân ấy cần chuyển đi bệnh viện tuyến trên thì bác theo xe lên tới TP.HCM rồi mới gọi điện về nhà để bác gái chuyển tiền.
Không chỉ tìm đến bệnh viện, ở các nơi như: Hội phụ nữ, cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội người mù,... đều có dấu chân của bác Cang. Đến với những nơi này, bác Cang đã “săn” được 3 đứa trẻ không có hậu môn để đưa lên TP.HCM phẫu thuật. Đó là các em Ng.Th. B. Tr. (huyện Long Phú), L. Th. Y. (huyện Mỹ Xuyên) và Ng. M. Tr. (huyện Vĩnh Châu).
“Có lần nuôi đến 5 người cùng một lúc ở nhiều bệnh viện khác nhau thì bác lấy đâu ra tiền?” - tôi hỏi. Bác Cang cười hóm hỉnh: “Túng quá thì điện thoại “cầu cứu” mấy ông bạn ở đây; bức bách quá thì gọi tìm những người bạn đang định cư ở nước ngoài. Nghe mình hỏi tiền có lý do chính đáng thì bạn tôi “ok” ngay”.
“Có lần nuôi đến 5 người cùng một lúc ở nhiều bệnh viện khác nhau thì bác lấy đâu ra tiền?” - tôi hỏi. Bác Cang cười hóm hỉnh: “Túng quá thì điện thoại “cầu cứu” mấy ông bạn ở đây; bức bách quá thì gọi tìm những người bạn đang định cư ở nước ngoài. Nghe mình hỏi tiền có lý do chính đáng thì bạn tôi “ok” ngay”.
Thấy lòng hảo tâm vô bờ bến của bác Cang, nhiều người đã sẵn lòng giúp bác làm việc thiện; khi thì vài trăm, lúc thì vài ngàn đô-la Mỹ, Úc... để cứu thêm nhiều người bệnh. Mới đây, khi nghe tin em Trịnh Thị Kim Phụng, 9 tuổi, quê ở thị trấn Phú Lộc (huyện Thạnh Trị) bị bệnh tim bẩm sinh đang nằm ở nhà chờ chết. Bác Cang đã tức tốc thuê xe đến tận nhà đưa Phụng đi điều trị, dù chi phí cho mỗi lần thông tim đến 300USD.
Được biết, mười năm qua, bác Cang còn lo chuyện ma chay cho trên 100 người nghèo ở khắp nơi trong tỉnh để họ có được mồ yên, mả đẹp. Một việc làm thường niên của bác Cang vào dịp lễ Phật đản là vận động bạn bè tặng 20 tấn gạo cho tịnh xá Ngọc Tâm ở quê nhà, để tịnh xá giúp đỡ cho khoảng 1.000 người nghèo. Riêng những bệnh nhân tuổi đã cao, sau khi được đưa đi điều trị hết bệnh, đều được bác Cang nhận chu cấp gạo đến cuối đời, với chế độ 10kg gạo/người/tháng. Hiện nay, bác Cang đã nhận chu cấp gạo hằng tháng cho trên 200 người.
Để có sức khỏe vượt gần trăm cây số mỗi ngày đến với bệnh nhân nghèo, mỗi ngày bác Cang dành một ít thời gian tập thể dục. Có lẽ vậy nên dù ở tuổi 83 mà trông bác vẫn cường tráng. Noi gương cha, hiện nay người con trai của bác Cang là anh Trần Minh Thông, chủ một lò bánh pía ở quận 6, TP.HCM, cũng đã thường xuyên về quê, theo cha đi làm từ thiện.
Được biết, mười năm qua, bác Cang còn lo chuyện ma chay cho trên 100 người nghèo ở khắp nơi trong tỉnh để họ có được mồ yên, mả đẹp. Một việc làm thường niên của bác Cang vào dịp lễ Phật đản là vận động bạn bè tặng 20 tấn gạo cho tịnh xá Ngọc Tâm ở quê nhà, để tịnh xá giúp đỡ cho khoảng 1.000 người nghèo. Riêng những bệnh nhân tuổi đã cao, sau khi được đưa đi điều trị hết bệnh, đều được bác Cang nhận chu cấp gạo đến cuối đời, với chế độ 10kg gạo/người/tháng. Hiện nay, bác Cang đã nhận chu cấp gạo hằng tháng cho trên 200 người.
Để có sức khỏe vượt gần trăm cây số mỗi ngày đến với bệnh nhân nghèo, mỗi ngày bác Cang dành một ít thời gian tập thể dục. Có lẽ vậy nên dù ở tuổi 83 mà trông bác vẫn cường tráng. Noi gương cha, hiện nay người con trai của bác Cang là anh Trần Minh Thông, chủ một lò bánh pía ở quận 6, TP.HCM, cũng đã thường xuyên về quê, theo cha đi làm từ thiện.
Bước đầu, anh Thông đã hỗ trợ kinh phí cho bác Cang giúp đỡ những học sinh nghèo vượt khó học tốt ở quê nhà, với mỗi suất học bổng hằng năm từ 300.000 đến 500.000 đồng/người. Anh Thông còn giúp cha hỗ trợ tiền, gạo hằng tháng cho trên 100 trẻ em bị nhiễm chất độc da cam.
Trước lúc tạm chia tay bác Trần Cang, tôi nghe một người hàng xóm báo tin có một phụ nữ nghèo - chồng vừa mất, đang cần lá sửa lại nhà. Bác Cang liền mở tủ lấy 500 ngàn đồng và tức tốc leo lên “ngựa sắt” vù đi ngay. Bởi “nếu họ không che kịp mái nhà, lỡ gặp trời mưa thì khổ lắm!” - bác Cang nói.
Trước lúc tạm chia tay bác Trần Cang, tôi nghe một người hàng xóm báo tin có một phụ nữ nghèo - chồng vừa mất, đang cần lá sửa lại nhà. Bác Cang liền mở tủ lấy 500 ngàn đồng và tức tốc leo lên “ngựa sắt” vù đi ngay. Bởi “nếu họ không che kịp mái nhà, lỡ gặp trời mưa thì khổ lắm!” - bác Cang nói.
-
Bài, ảnh: Hàn Sơn Đỉnh
,