221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1110794
Vụ ăn chặn tiền vay của dân nghèo, công an vào cuộc
1
Article
null
Đăk Nông:
Vụ ăn chặn tiền vay của dân nghèo, công an vào cuộc
,

 - Ngày 23/9, Công an huyện Đăk Song và Ngân hàng chính sách (NHCS) tỉnh Đăk Nông đã chính thức vào cuộc điều tra vụ ăn chặn tiền vay của dân nghèo ở xã Nam Bình, huyện Đăk Song.

 

Trước đó, ngày 16/9, Chủ tịch UBND huyện Đăk Song, ông Nguyễn Văn Thành đã ký Công văn 734/UBND-LĐTBXH gửi UBND xã Nam Bình "yêu cầu kiểm tra, xử lý việc ăn chặn tiền vay của dân nghèo”.

 

Nội dung công văn nêu rõ: Để kịp thời xử lý sự việc báo nêu, nhằm củng cố niềm tin của nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phát huy nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND xã Nam Bình nghiêm túc kiểm tra, xử lý sự việc, báo cáo về UBND huyện. 

 

Người đàn ông tàn tật này cũng bị cán bộ thôn chặn tiền vay hộ nghèo. Ảnh: Gia Bảo.

Người dân ở thôn 10 (xã Nam Bình, huyện Đăk Song) rất bất bình trước hành vi “ăn chặn” tiền vay xoá đói giảm nghèo của một số cán bộ có trách nhiệm lập hồ sơ, xét duyệt cho người dân được vay. Mặc dù có đủ điều kiện nhưng người dân muốn vay thì phải “biết điều”, khi đó mọi việc mới được trót lọt (!).

 

Việc xét duyệt cho người dân vay vốn, xã giao toàn quyền cho chính quyền thôn, vì thế ông Nguyễn Văn Kiên, Chi hội trưởng Chi hội nông dân, kiêm Tổ trưởng tổ vay vốn và ông Vũ Văn Phương Trưởng thôn 10 ngang nhiên “vay” lại của chính những người vừa vay từ 3-5 triệu đồng/trường hợp. 

 

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Long ở xóm 2 (thôn 10) là một hộ nghèo xin vay 7 triệu đồng của NHCS để phát triển sản xuất. Năm 2005, ông Long vay được 7 triệu đồng nhưng Nguyễn Văn Kiên đã lợi dụng mình là Tổ trưởng tổ vay vốn để ép ông Long phải cho Kiên vay lại 5 triệu đồng. Khi bác Long nhận tiền ở UBND xã xong phải chạy thẳng tới nhà để đưa cho Kiên 5 triệu đồng.

 

Năm 2007, đến kỳ hạn phải trả vốn vay cho NHCS, ông Long phải lên Ngân hàng NN&PTNT

Giấy nhận nợ của ông cán bộ thôn. Ảnh: Gia Bảo.
Đắc Song vay 2 triệu đồng để trả nợ. Với lý do Kiên vay 5 triệu đồng nên bác Long tới nhà đưa cho Kiên 2 triệu đồng và tiền lãi để Kiên thanh toán trả nợ cho NHCS mà bác Long đứng tên vay 7 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, nhận tiền của bác Long xong, Kiên không hề thanh toán cho NHCS. Tháng 8/2008, cán bộ NHCS tới nhà bác Long đòi nợ, khi đó cả gia đình mới té ngửa là Kiên chưa trả tiền.

 

Tương tự như vậy, gia đình anh Phạm Văn Bằng nếu muốn vay 10 triệu đồng để xoá đói giảm nghèo thì phải cho Kiên vay lại 3 triệu đồng và anh Trần Văn Trung vay 12 triệu đồng thì phải cho Kiên vay lại 4 triệu đồng, khi đó hồ sơ xét duyệt cho vay mới được thông qua.

 

Sáng ngày 1/9/2007, anh Bằng và anh Kiên nhận tiền vay tại trụ sở UBND xã, đến 13 giờ cùng ngày, Kiên và ông Phương tới nhà anh Bằng.

 

Tại đây, Kiên tuyên bố: “Đưa thiếu 1 đồng là không lấy”, anh Bằng phải “ngậm ngùi” đưa cho Kiên vay lại 3 triệu đồng, vợ chồng anh Trung đưa cho Kiên 4 triệu đồng trước sự chứng kiến của ông Phương. Sợ Kiên lật lọng, anh Trung đã bắt Kiên phải ghi vào giấy vay lại tiền của mình.

 

Năm 2006, chị Nguyễn Thị Mỵ (thôn 10) đã vay được 7 triệu đồng xoá đói giảm nghèo thông qua Hội phụ nữ. Khi chị Mỵ nhận được tiền, bà Nguyễn Thị Tơ (vợ thôn trưởng Phương) đòi chị Mỵ cho vay lại 3 triệu đồng. Chị Mỵ không đồng ý, bà Tơ tuyên bố : “Không có tiếng nói của ông Phương thì chị Mỵ không thể vay được”.

 

Còn có những hộ được cấp sổ nghèo từ năm 2006 như hộ bà Nguyễn Thị Quỳ chờ “dài cổ” mà vẫn không được xét duyệt cho vay. Anh Lê Văn Thuỷ (con trai bà Quỳ) bức xúc cho biết: “Nhà tôi không có “nước non” cho cán bộ nên họ không cho vay”.

 

Ngày 19/9, Bí thư Đảng uỷ xã Nam Bình, ông Lê Văn Ninh cho biết: “Việc cán bộ thôn “xà xẻo” vốn xoá đói giảm nghèo là có thật. Chúng tôi đang tiến hành xác minh, điều tra để báo cáo cho UBND huyện, khi có kết quả điều tra chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm”.

  • Gia Bảo 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,