221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1111578
21 mẫu sữa Trung Quốc tại Việt Nam không nhiễm melamine
1
Article
null
21 mẫu sữa Trung Quốc tại Việt Nam không nhiễm melamine
,

 - Cả 21 mẫu sữa và sản phẩm nguyên liệu sữa này đều không phát hiện hàm lượng melamine. Ngoài các sản phẩm sữa có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, đoàn thanh tra Bộ Y tế sẽ kiểm tra một số mẫu sữa được nhập khẩu từ các nước lân cận khác.

>>> Toàn cảnh scandal sữa bẩn

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra sữa. Ảnh: LH

21 mẫu sữa không có melamine

Ngày 25/9, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã có báo cáo số 787/VĐ-TTKN gửi Thanh tra Bộ Y tế và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo kết quả kiểm nghiệm hàm lượng melamine trong 21 mẫu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội, Công ty Cổ phần sữa Quốc tế, siêu thị Big C, kiốt 177A-B1, chợ Đồng Xuân và nguyên liệu sữa Milk Flavor xuất xứ của Trung Quốc, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt do Thanh tra Bộ Y tế thu trong đợt kiểm tra từ ngày 15-17/9.

Theo đó, cả 21 mẫu sữa và sản phẩm nguyên liệu sữa này đều không phát hiện hàm lượng melamine.

Chánh Thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung cho biết, sản phẩm sử dụng nguyên liệu sữa như chocolate, kẹo... cũng sẽ được kiểm tra, nếu phát hiện có chất nguy hiểm đến sức khỏe sẽ thu hồi.

Sáng 25/9, đoàn thanh tra liên ngành về sữa đã kiểm tra tại Công ty Cổ phần Hoá chất Á Châu Hà Nội (số 1 Tô Hiệu, Hà Nội). Công ty đã nhập 25 tấn sữa nguyên kem xuất xứ Trung Quốc từ Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) và 2 tấn của Công ty Cổ phần Hoá chất Á Châu TP.HCM. Theo giấy nhập kho của phía Công ty Cổ phần Hoá chất  Á Châu Hà Nội, công ty này đã nhập 18 tấn sữa nguyên kem (cũng của Công ty Longcom) của Hanoimilk vào năm 2007.

Ông Dương Hữu Hiếu - Giám đốc Công ty cho biết, các sản phẩm đang kinh doanh của công ty đều được nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Phần Lan… Công ty chưa bao giờ nhập các sản phẩm của Trung Quốc mà chỉ mua lại từcác công ty khác.

Hiện nay số sữa này đã được bán hết. Công ty Cổ phần Hoá chất Á Châu Hà Nội đã không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đoàn thanh tra đã yêu cầu công ty không được nhập bất kỳ sản phẩm sữa hay nguyên liệu sữa từ 22 công ty sữa đã công bố của Trung Quốc.

TP.HCM: Kiểm tra cả sữa của các nước lân cận khác

Tại TP.HCM, đoàn thanh tra Bộ Y tế sẽ chú trọng các sản phẩm sữa có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, một số mẫu sữa được nhập khẩu từ các nước lân cận (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore) cũng sẽ được đưa đi kiểm nghiệm.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM và Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, TP.HCM có tổng cộng 5 công ty liên quan đến sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc: Kim Ấn (Phú Nhuận - TP.HCM), Công ty Hóa chất Á Châu (Etown 2, Tân Bình - TP.HCM), Lựa Chọn Đỉnh (Củ Chi), và hai công ty làm thủ tục quá cảnh sản phẩm sữa là Đại Kim Minh (Tân Phú - TP.HCM) và Vietrans - chi nhánh tại quận Tân Bình.

Chiều cùng ngày, đoàn thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra các loại hóa đơn, chứng từ nhập quá cảnh các loại sữa tại Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Quảng cáo Đại Kim Minh (51D Độc Lập - Tân Thành, Tân Phú) và Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu - Du lịch Vietrans (72/13C Nhất Chi Mai - P13, Quận Tân Bình). Hiện nay, hai công ty này chưa có dấu hiệu vi phạm gì.

Bên cạnh đó, Sở Y tế và Viện Vệ sinh Y tế Công cộng chính thức công bố qua kiểm nghiệm, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng hiệu YiLi do Công ty Kim Ấn - TP.HCM nhập khẩu và phân phối có chứa melamine.

Thanh tra Bộ Y tế đang kiểm tra Công ty Đại Kim Minh (Ảnh: H.Cát)

Chiều ngày 24/9, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra 51 cơ sở trong 111 có kinh doanh mặt hàng sữa và sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu sữa đã đăng ký chất lượng tại Sở Y tế. Điều đáng quan ngại nhất đó là các cơ sở sản xuất các mặt hàng sản phẩm từ nguyên liệu sữa như bánh kẹo và kem.

"Lượng sữa Trung Quốc nhập vào Việt Nam theo tính toán của Bộ Công thương khoảng 2,4 triệu USD, khá nhỏ so với thị trường sữa nhập khẩu. Đơn cử, theo sự giám sát chất lượng của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, trong khoảng 58 công ty nhập khẩu sữa từ 26 nước ở TP.HCM, chỉ có một công ty nhập khẩu sữa bột có xuất xứ từ Trung Quốc vào Việt Nam là Công ty Cổ phần Lựa Chọn Đỉnh. Tuy nhiên, để an toàn, trước mắt người dân tránh sử dụng các sản phẩm có liên quan đến nguồn gốc Trung Quốc theo cảnh báo của các cơ quan chức năng", ông Bùi Đức Phong nói.

Cũng trong ngày 25/9, đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã phát hiện dù giám đốc của Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Á Việt (73 - 75 Đường D11, Tây Thạnh - Tân Phú) dù đã thông báo ngưng sản xuất sữa từ ngày 21/7/2008, nhưng sữa Solar Milk của công ty này đang bày bán trên thị trường lại có ngày sản xuất là 21/8 và 12/9. Solar Milk hiện đang được ký gửi và bán tại 40 nhà sách, 15 trường mầm non, và hơn 10 siêu thị, tạp hóa.

Lúc bị phát hiện Công ty Á Việt chỉ có 3 người, với vài thiết bị trộn sữa thủ công được đặt trên lầu một, diện tích 8 - 12m2, chia làm hai phòng. Dưới nền nhà, chất đầy bao bì đóng gói, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến sữa.

Tuy có một số bao bì có ghi "nguyên liệu nhập từ Australia", nhưng thực tế, Á Việt đã sử dụng nguyên liệu sữa mua của Công ty Cổ phần Hoá chất Á Châu. Nguồn nguyên liệu sữa này lại được Công ty HaNoi Milk nhập khẩu và phân phối từ Tập đoàn Longcom, Trung Quốc.

Solar Milk đã lưu thông trên thị trường với 7 loại sản phẩm: Sola Pro 5 dành cho trẻ biếng ăn và người lớn, Sola Mum dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, Solar IQ cho trẻ từ 1 - 15 tuổi, Solar Canxi dành cho người từ 40 tuổi, Solar Grown và 2 loại Solar Power cho người gầy.

Đà Nẵng: Đồng loạt kiểm tra thị trường sữa

Tngày 24/9, cả 8 Đội Quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc Chi cục QLTT Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn, trong đó tập trung phát hiện những mặt hàng sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quá hạn sử dụng, kém chất lượng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa. 

Đến cuối giờ chiều ngày 24/9, lực lượng QLTT đã kiểm tra 47 cơ sở có kinh doanh sữa, nhưng chưa phát hiện các
nhãn hiệu sữa của Trung Quốc chứa chất melamine.    

 

Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn TP không có đơn vị nào nhập nguyên liệu để sản xuất, chế biến sữa, do vậy nhiệm vụ của lực lượng thanh tra chủ yếu là kiểm tra các nhà phân phối và các đại lý bán lẻ các sản phẩm sữa. Hải Châu

  • Lệ Hà - Hương Cát
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
;