221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1114078
Nước biển dâng, nhiều vùng thấp ven biển ngập hoàn toàn
1
Article
null
Đồng bằng sông Cửu Long:
Nước biển dâng, nhiều vùng thấp ven biển ngập hoàn toàn
,

 - Hội thảo “Tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL” do Trung tâm Giáo dục Truyền thông Môi trường tổ chức trong hai ngày (2-3/10) tại Cần Thơ với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, đã đưa ra nhiều cảnh báo và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL, nơi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động nước biển dâng.

Các tính toán mức độ ngập do mực nước biển dâng tại ĐBSCL là từ 0-0,2m với số dân bị ảnh hưởng khoảng 28.500 người; mức 0-0,6m với tổng số dân tương đương 69.700 người...

Kênh Chợ Gạo - tuyến giao thông huyết mạch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Vĩnh Bình)

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu tác động chủ yếu làm nước biển dâng gây ngập lụt, nhiệt độ tăng cao, thời tiết diễn biến bất thường (mưa, bão, lũ lụt, hạn hán nhiều biến động), suy giảm nguồn tài nguyên nước... Riêng tại khu vực ĐBSCL, biến đổi khí hậu càng có nhiều tác động xấu do việc ngập lụt, xâm nhập mặn, thiếu nước tác động đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh thái rừng ngập mặn…

Nước biển dâng sẽ làm tăng ngập lụt ở phần lớn diện tích vùng châu thổ sông Cửu Long, trong đó có nhiều vùng thấp ven biển (khoảng 15.000-20.000km2) bị ngập hoàn toàn. Trong đó nếu theo kịch bản mực nước biển dâng 1m tại Nam bộ thì các tỉnh có tỷ lệ ngập cao từ 45-50% gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học kêu gọi Nhà nước, các địa phương ĐBSCL phải lập kế hoạch và hành động ngay từ bây giờ để giảm thiểu tác hại và tìm cách thích ứng dần để sống chung với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp cụ thể được đề xuất như xây dựng đê bao kiên cố khu vực ven biển, quy hoạch khu vực hồ chứa nước ngọt trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô, nghiên cứu phát triển các giống cây, mô hình nuôi thủy sản phù hợp trong vùng ngập mặn, cải tạo hệ thống thủy lợi thoát lũ, tiêu úng, nghiên cứu các vật liệu nhẹ, bền để làm nhà, khu dân cư trong môi trường nước lợ, mặn… đã được các nhà khoa học thảo luận để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.

  • Tiểu My
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,