221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1114930
Thu phí lưu hành xe: Đừng đổ gánh nặng lên người dân
1
Article
null
Thu phí lưu hành xe: Đừng đổ gánh nặng lên người dân
,

- Tăng gấp đôi lệ phí đối với xe môtô, gắn máy và thu lệ phí xe lưu hành hằng năm đối với người dân mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất của UBND TP.HCM trong bối cảnh ùn tắc và tai nạn giao thông ở thành phố đang trở thành “thảm họa”. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải phản ứng quyết liệt của người dân...

Thực trạng “nhức nhối”

Có lẽ đó là đề xuất của những người có phong cách làm luật từ trong xe ôtô hay ngồi trong phòng gắn máy lạnh, không gần gũi với cuộc sống người dân để hiểu được nỗi khổ, khó khăn của người dân”- anh Đạt Nguyện (nhà ở đường Nguyễn Cửu Vân, Bình Thạnh) bày tỏ thái độ trước thông tin UBND TP.HCM đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh, bổ sung về chính sách tài chính hạn chế ùn tắc giao thông.

Do đâu người dân TP.HCM lại bức xúc đến như vậy? Trong văn bản số 6114/UBND-ĐTMT gửi Bộ Tài chính do Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài ký có đoạn nêu nhận định về tình hình thực hiện thu các khoản phí và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua.

Theo đó, UBND TP.HCM cho rằng, tuy các mức phí đã được nâng lên so với trước đây, nhưng trên thực tế chưa đủ để tác động mạnh đến việc hạn chế tốc độ gia tăng về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Có thể hạn chế kẹt xe bằng cách đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm thời gian chiếm dụng mặt đường của "lô cốt". Ảnh: Trần Duy

Bình quân mỗi ngày thành phố có khoảng 1.100 xe môtô, xe gắn máy và 120 xe ôtô được đăng ký mới. Hiện nay đã có tổng số khoảng 3,56 triệu xe môtô, xe gắn máy và 360.000 xe ôtô, cộng thêm khoảng 700.000 xe môtô, xe gắn máy và 60.000 xe ôtô từ các tỉnh khác lưu thông ở thành phố.

Trong khi đó, diện tích mặt đường giao thông của thành phố chỉ đáp ứng được 2,5 triệu xe các loại và hằng năm chỉ xây dựng mới, bổ sung thêm khoảng 1% diện tích mặt đường (nhưng số lượng phương tiện tăng 15%/năm).

Vì vậy, tình trạng xảy ra ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt vào giờ cao điểm là rất phổ biến. Ngoài ra, còn có nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông từ một bộ phận người dân thiếu ý thức khi tham gia giao thông, vi phạm Luật Giao thông như lấn trái đường, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, quay đầu xe không đúng quy định…

Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường đang bị thu hẹp phạm vi cho giao thông do phải rào chắn để thi công các công trình; vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh buôn bán, dịch vụ, dừng xe đưa đón học sinh vào giờ tan trường…

Cần nghe dân lên tiếng

Sáng 6/10, nói về đề xuất tăng thu lệ phí và thu phí hằng năm đối với xe môtô, gắn máy của UBND TP.HCM, ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP.HCM cho rằng, giải pháp chưa đúng trọng tâm trong khi nguyên nhân chính là do hạ tầng giao thông đô thị xuống cấp và quản lý đô thị kém. “Dùng biện pháp tăng phí do quản lý không nổi là đẩy khó khăn cho người dân, làm gánh nặng tài chính của mỗi gia đình ở thành phố càng thêm nặng nề”- ông Đằng nói.

Theo ông Đằng, xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện đi lại, sinh sống, làm ăn của người dân có thu nhập thấp. Do vậy, nếu buộc người dân đóng phí cao thì do nhu cầu cuộc sống, người dân vẫn phải sử dụng xe gắn máy. “Chứ đi bằng phương tiện nào trong khi giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu của họ?”.

Đại biểu HĐND TP.HCM Đặng Văn Khoa mở đầu cuộc trao đổi với PV VietNamNet bằng thông tin: “Hai, ba ngày nay tôi nghe điện thoại mệt nghỉ vì người dân liên tục gọi vào bày tỏ bức xúc về ý tưởng gây khó cho người dân của UBND TP.HCM”.

Theo ông "hội đồng" Khoa, giao thông là vấn nạn mà chính quyền của nhiều nước trên thế giới như Singapore, Malaysia, London... từng đối diện và tìm cách giải quyết trong đó có giải pháp thu phí thật cao đối với phương tiện lưu thông cá nhân.

Tuy nhiên, giải pháp thu phí đăng ký lưu hành, thu phí mới cũng chỉ là một giải pháp “nho nhỏ” trong “gói” giải pháp tổng thể về quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng giao thông, điều phối kinh tế... Do vậy, không nên kỳ vọng quá nhiều vào giải pháp này. “Chính quyền có thể làm theo cách mà họ muốn nhưng đây là vấn đề đụng chạm đến cuộc sống của hàng triệu người dân nên cần phải trao đổi, lấy ý kiến thêm ở HĐND TP.HCM, MTTQ, các nhà khoa học, nhà xã hội học, người dân thành phố... để tạo nên sức mạnh đồng thuận”- ông Khoa nói.

Bất hợp lý

Ông Khoa cho rằng, phần lớn người sử dụng xe gắn máy đều là những đối tượng thu nhập thấp do vậy nếu có thu phí lưu hành hằng năm thì chỉ thu 50.000-70.000 đồng/xe/năm theo kiểu “tích tiểu thành đại” để việc thu phí không trở thành gánh nặng cho người dân.

Kẹt xe có phần lỗi từ cách quản lý yếu kém. Ảnh: Trần Duy

Người dân cũng nên chung vai gánh vác trách nhiệm với chính quyền bằng cách đóng phí, nhưng quan trọng là chính quyền dùng ngân sách minh bạch, hiệu quả.

Ông Khoa đồng tình với đề xuất thu phí cao đối với xe ôtô cá nhân và đặc biệt là những loại xe giá tiền hàng chục tỷ đồng thỉnh thoảng nhập về “lâu lâu vẫn làm cho người dân thành phố giật mình”.

Bên cạnh đề xuất tăng gấp đôi lệ phí đăng ký đối với xe mô tô, gắn máy so với mức hiện hành, UBND TP.HCM còn đề xuất Bộ Tài chính “tăng mạnh” mức phạt đối với các hành vi vi phạm thường là nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc giao thông như quay xe không đúng quy định, dừng xe, đỗ xe gây ùn tắc giao thông, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông... Lý do đưa ra là điều kiện mức sống và thu nhập của người dân thành phố cao hơn các địa phương khác.

“Đồng ý là người dân TP.HCM có mức thu nhập cao hơn các địa phương khác nhưng giá cả sinh hoạt tại thành phố cũng đắt đỏ nhất cả nước”- ông Đằng nhấn mạnh.

Ông Khoa cho rằng, lý do mà UBND TP.HCM đưa ra để “làm cớ” cho việc tăng lệ phí đăng ký và thu thêm lệ phí lưu hành hằng năm đối với xe gắn máy càng chứng tỏ sự  “yếu kém” chủ quan trong quản lý. “Tại sao không làm ngày làm đêm để nhanh chóng dẹp lô cốt? Còn để xảy ra lấn chiếm lề đường là trách nhiệm của nhà quản lý”- ông Khoa nói.

  • Trần Duy 

Ý kiến của bạn về vấn đề thu phí lưu hành xe:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,