221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1115378
DN phải đưa tên vào danh sách "Sản phẩm không chứa melamine"
1
Article
null
DN phải đưa tên vào danh sách 'Sản phẩm không chứa melamine'
,

 - Sở Y tế TP.HCM vừa yêu cầu doanh nghiệp công bố bổ sung để chịu trách nhiệm với nhà nước và người tiêu dùng về sản phẩm không có melamine. Còn doanh nghiệp nhập khẩu sữa, nguyên liệu sữa, sản phẩm có nguồn gốc từ sữa… phải có văn bản và chứng từ để chứng minh và cam kết nguồn gốc thực phẩm của mình.

Ông Nguyễn Thành Tài - Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các ban ngành phải tự có kế hoạch, phối hợp với Ban chỉ đạo  Vệ sinh An toàn Thực phẩm TP.HCM để kiểm soát sữa nhiễm melamine nhằm bình ổn tâm lý người tiêu dùng. (Ảnh: H.Cát)

Ngày 7/10, ông Nguyễn Thành Tài - Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo Vệ sinh An toàn Thực phẩm TP.HCM xung quanh vấn đề kiểm soát sữa nhiễm melamine nhằm bình ổn tâm lý người tiêu dùng.

Doanh nghiệp được hỗ trợ khi tự kiểm nghiệm

Tại buổi họp, đại diện Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM băn khoăn, các nhà khoa học phát biểu với nhiều mức độ khác nhau về melamine trong sữa. Trong khi đó, hiện nay Sở Y tế TP.HCM hay Ban Chỉ đạo Vệ sinh An toàn Thực phẩm chưa có những công bố chính thức hay hướng dẫn thông tin chi tiết cho các bậc phụ huynh, các trường đang hoang mang vì sữa nhiễm melamine.

Hiện nay, tại các trường mầm non, đặc biệt ở các trường có quy mô lớn và chất lượng cao, mỗi trẻ đều uống 2 ly sữa/ngày. Còn các sản phẩm từ sữa như bánh, yaourt, phô-mai, kem plan đều lấy từ nhiều cơ sở khác nhau. Các doanh nghiệp chế biến từ sữa mặc dù đều được công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng hầu hết nguyên liệu chế biến của doanh nghiệp đều có nguồn gốc từ Trung Quốc để giá thành rẻ.

Một quan chức của Sở Y tế TP.HCM nói, cho đến nay, sự hiểu biết về tác hại của melamine chưa nhiều nên melamine cũng chưa được đưa vào tiêu chuẩn kiểm nghiệm thường quy đối với thực phẩm. Vì vậy, việc truy tìm, phát hiện các sản phẩm - thực phẩm có melamine là việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài.

"Tuy nhiên, do tác dụng độc hại của sữa nhiễm melamine rất cao, nên trẻ nhũ nhi có thể trọng thấp, cơ quan bài tiết chưa trưởng thành, hấp thu khối lượng lớn sữa hàng ngày, trong một thời gian dài sẽ rất nguy hại. Do đó, truy tìm melamine đối với loại sản phẩm này cần được ưu tiên tập trung. Các loại sản phẩm khác cũng được xếp thứ tự ưu tiên kiểm nghiệm melamine: sản phẩm sữa nói chung, các sản phẩm có chứa nhiều sữa (>15%), bột kem, bánh kẹo…," TS.BS Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM phát biểu.

BS. Giang cũng cho hay, do đường đi của thực phẩm rất phức tạp, khó xác định được nguồn gốc và sự an toàn của sản phẩm nên cần tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh.

"Nhà sản xuất kinh doanh được tự kiểm nghiệm và công bố kết quả kiểm nghiệm. Doanh nghiệp phải báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi mẫu kiểm nghiệm dương tính với Melamine. Doanh nghiệp phải thực hiện công bố bổ sung để cam kết và chịu trách nhiệm với nhà nước và người tiêu dùng rằng sản phẩm của doanh nghiệp không có Melamine. Doanh nghiệp nhập khẩu sữa, nguyên liệu sữa, sản phẩm có nguồn gốc từ sữa… có văn bản và chứng từ để chứng minh và cam kết nguồn gốc thực phẩm của mình…," BS. Giang đề nghị.

Tại buổi họp, các thành viên ban chỉ đạo đồng ý rằng việc đối xử với các doanh nghiệp có sản phẩm chứa melamine phải thu hồi và xử lý cũng khác nhau tùy theo tình huống của vụ việc. Doanh nghiệp tự kiểm nghiệm, tự phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng sẽ được các cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ; khác với doanh nghiệp có sản phẩm bị cơ quan chức năng thanh kiểm tra phát hiện có melamine…

Sữa nhiễm melamine không nhiều

Ngành Y tế tập trung truy tìm phát hiện melamine trong sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (Ảnh: H.Cát)
Tại TP.HCM, Sở Y tế TP, Chi Cục Quản lý thị trường, các quận huyện cũng đã tập trung thực hiện thanh kiểm tra, lấy mẫu tìm melamine. Các doanh nghiệp cũng đã tích cực tham gia, chủ động gửi mẫu kiểm nghiệm tìm melamine. Các sản phẩm được phát hiện có melamine cũng đã được niên phong, tịch thu, xử lý triệt để.

Theo ông Lê Hoàng Ninh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, chỉ 8 mẫu nhiễm melamine trong hơn 300 mẫu sữa và các chế phẩm được kiểm nghiệm tại đây. 8 mẫu nhiễm này được lấy ngay từ những cuộc thanh tra đầu tiên của Sở Y tế TP.HCM.

Về hàm lượng melamine, ngoại trừ một lô sữa của Golden Food có hàm lượng 707,19 ppm (707 mg/kg), YiLi có hàm lượng melamine là 6.000 ppb (6mg/kg), một lô khác có hàm lượng 2.055 ppb (2mg/kg), còn lại đều <1.000 ppb. Vài lô hàng phát hiện melamine với hàm lượng rất thấp (<100 ppb). Tác hại của các sản phẩm này (nếu đã lỡ sử dụng) là không cao khi chỉ sử dụng với một số lượng ít, không thường xuyên.

"Với tất cả những nỗ lực trên, cho thấy cơ bản bước đầu đã kiểm soát được các sản phẩm có melamine" BS. Giang khẳng định.

Ông Nguyễn Thành Tài đã chỉ đạo, mỗi thành viên trong ban chỉ đạo liên ngành Vệ sinh An toàn Thực phẩm từ Thanh Đoàn, Sở Công thương, Hội Phụ nữ, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn phải có kế hoạch bám sát địa bàn của mình, phối hợp với Sở Y tế. Qua đó, hướng dẫn người tiêu dùng; giám sát việc chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu để có biện pháp xử lý đúng và an toàn đối với các sản phẩm có melamine ở những mức độ độc hại khác nhau...

Hiện nay phần lớn melamine được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là Urê. Trung Quốc là nước sản xuất melamine lớn nhất. Melamine là một nguyên liệu cho ngành công nghiệp Polymer, dùng sản xuất chất dẽo, chất kết dính, vải, bao bì và dụng cụ gia đình như chén, đĩa, muỗng…

Về độc tính cấp tính: Các nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy liều gây chết trên chuột của melamine là >3g/kg thể trọng. Một nghiên cứu ở trên chuột năm 1998 cho thấy liều thấp nhất không quan sát thấy ảnh hưởng đối với sạn bàng quang là 63mg/kg thể trọng/ngày.

Về độc tính trường diễn (Chronic Toxicity), nhiều nghiên cứu cho thấy melamine qua đường tiêu hóa có thể gây tổn hại đến cơ quan sinh sản, gây sạn thận, sạn bàng quang và dẫn đến ung thư bàng quang. Melamine cũng gây kích thích da, mắt và đường hô hấp. FDA có nghiên cứu và xác định liều dung nạp hàng ngày (TDI: Tolerable daily intake) là 0,63mg/Kg thể trọng/ ngày. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) là 0,5mg/Kg thể trọng/ ngày.

Về đối tượng nguy cơ: Ở người, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì trẻ có thể trọng thấp, cơ quan bài tiết chưa trưởng thành lại hấp thu khối lượng lớn (sữa có Melamine) hàng ngày, trong một thời gian dài.

Về nguồn gốc melamine trong thực phẩm: Sự hiện diện của melamine trong thực phẩm có thể do được chủ động đưa vào nhưng cũng có thể do bị thôi nhiễm bởi vật chứa đựng. Tuy nhiên, khi bị thôi nhiễm thì hàm lượng melamine sẽ thấp, thường dưới mức gây tác hại đến sức khỏe cho người sử dụng. Hiện chưa có đủ thông tin về tác hại của melamine đối với môi trường, đối với con người khi ăn các sản phẩm động vật, thực vật được nuôi trồng bằng thức ăn, phân bón có melamine.

(Nguồn: TS. BS Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM)

  • Hương Cát

Danh sách sản phẩm được chứng nhận không nhiễm melamine.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>