Thu phí cao chưa chắc hết kẹt xe
Theo ông Đinh Phong, trước khi quyết định thu phí lưu hành xe hằng năm và tăng lệ phí đăng ký đối với xe ôtô con (từ 7 chỗ ngồi trở xuống), xe môtô, gắn máy, UBND TP.HCM nên khảo sát chi phí dành ra để giảm ách tắc giao thông là bao nhiêu. Từ đó mới có thể tính đến chuyện thu phí phương tiện giao thông; không nên đề xuất ra số tiền thu phí mà người dân không được biết để làm gì.
Kẹt xe ngày càng trầm trọng tại TP.HCM. Ảnh: Trần Duy |
PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM cho rằng UBND TP.HCM chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhưng mặt khác hằng năm, hơn 250.000 phương tiện các loại vẫn được nhập mới vào thành phố rõ ràng không khác gì “con rắn tự cắn đuôi”. “Nếu giảm ôtô, môtô, gắn máy mà không phát triển hệ thống giao thông công cộng thì cũng không đem lại hiệu quả gì. TP.HCM hiện nay có 3.000 xe buýt thôi thì không đủ. Theo tính toán, nếu phân nửa người dân bỏ xe gắn máy để chuyển sang đi xe buýt thì TP.HCM ít nhất phải có hơn 20.000 xe buýt”.
Cam kết, công khai mục đích
Ông Đinh Phong cho rằng, nếu đóng phí lưu hành xe và đăng ký xe cao mà giải quyết được nạn kẹt xe thì người dân ai cũng “hoan hô”. Nhưng thực tế cho thấy điều ấy khó thành hiện thực. Cách đây 10 năm, báo chí đã nhiều lần lên tiếng nguy cơ TP.HCM sẽ lâm vào cảnh kẹt xe nghiêm trọng và cuối cùng điều đó đã trở thành hiện thực. “Điều này là lỗi thuộc về tầm nhìn của các nhà quản lý”.
“Phải có lộ trình và xác định bước nào làm trước, bước nào làm sau”- đó là giải pháp chung mà các chuyên gia về giao thông đưa ra trong việc hạn chế ùn tắc gia thông tại TP.HCM.
Xe gắn máy không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra nạn kẹt xe tại TP.HCM. Ảnh: Trần Duy |
PGS-TS Mai giải thích thêm, muốn cho người dân đồng thuận, chính quyền cũng phải giải thích mục đích của việc thu phí đối với xe ôtô, môtô, gắn máy là nhằm phát triển hệ thống giao thông công cộng. Không những thế, chính quyền còn phải cam kết sử dụng tiền thu phí đúng mục đích và cho người dân biết trong thời gian bao lâu người dân sẽ được tiếp cận với hệ thống giao thông mới, hiện đại.
Một số giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông cũng được PGS-TS Mai đưa ra.
Theo đó, Nhà nước nên thuyết phục người dân đi làm chung xe. Nếu chỗ làm có tuyến xe buýt thì nên sử dụng xe buýt.
Ngoài ra, nên có chính sách ưu tiên đối với xe ôtô chở 2-3. Để “lô cốt” không “bít trước, bịt sau” chiếm dụng hết mặt đường làm tình hình ùn tắc thêm trầm trọng, UBND TP.HCM cũng phải thông báo cho người dân ít nhất 2 năm trước khi triển khai dự án về vị trí những tuyến đường phải rào chắn và phải cam kết thời gian hoàn thành.
Nếu giảm xe gắn máy...
PGS-TS Phạm Xuân Mai nói rằng: “Khi đã áp dụng biện pháp giảm xe ôtô, môtô, xe gắn máy cá nhân rồi thì cũng không hy vọng sẽ hết kẹt xe mà phải ít nhất, 5 năm sau mới thấy được hiệu quả”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ông Đinh Phong nói như “đinh đóng cột” rằng sẽ khó có thể giải quyết được nạn kẹt xe khi chính quyền thành phố không có biện pháp đưa các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện ra ngoại thành. Cũng như đã biết tình trạng nạn kẹt xe ngày càng trầm trọng nhưng trong nội thành nhiều cao ốc, trung tâm thương mại vẫn đều đặn mọc lên. “Đó chính là tự dồn người vào trung tâm làm kẹt đường sá”.
LS Nguyễn Minh Thuận (Văn phòng luật sư Lê Quang Y, Q.10, TP.HCM) cho biết, việc UBND TP.HCM đề xuất Bộ Tài chính thu phí lưu hành và tăng phí trước bạ đối với xe máy và ôtô dưới 7 chỗ ngồi để hạn chế tình trạng kẹt xe tại TP.HCM là không phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, cách làm đó vẫn chưa đi vào “cái gốc” của tình trạng kẹt xe.
Những thách thức khác vẫn còn bỏ ngỏ nếu như đề xuất tăng phí đăng ký xe và phí lưu hành được chấp thuận là: Sẽ giải quyết thế nào đối với tình trạng chủ các phương tiện khi mua bán sẽ chuyển giấy tờ xe về các tỉnh để đăng ký nhằm tránh phí trước bạ quá cao tại TP.HCM?
“Nếu như thế tôi e rằng sẽ bất ổn về mặt pháp lý và sẽ gây ra những xáo trộn nhất định về mặt xã hội”- LS Thuận nói. “Cách đây không lâu, nhằm hạn chế xe gắn máy, cơ quan có thẩm quyền cũng từng quy định mỗi người dân chỉ được đăng ký một xe. Tuy nhiên, sau đó quy định trên cũng phải bãi bỏ vì không phù hợp thực tiễn, không đúng pháp luật và cũng không hạn chế được tình trạng kẹt xe”.
Đề xuất các chính sách tài chính tăng cường hiệu quả trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông của UBND TP.HCM: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Lệ phí đăng ký đối với xe môtô, xe gắn máy: Đơn vị tính : đồng
- Đối với xe ôtô con từ 7 chỗ ngồi trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách: nâng mức thu hiện hành từ 2.000.000 đồng lên 50.000.000 đồng (trường hợp không hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hành khách vẫn thực hiện thu * Lệ phí lưu hành xe hằng năm: Đơn vị tính: đồng/năm
Mức thu này sẽ thực hiện thu thông qua cán bộ phường, xã và biên lai nộp phí sẽ được quy định như một loại giấy tờ bắt buộc kèm với giấy đăng ký xe khi thực hiện kiểm tra giấy tờ xe; trường hợp không nộp khoản phí này sẽ bị xử phạt, với mức phạt là 250.000 đồng/lần đối với môtô, xe máy và 5.000.000 đồng/lần đối với xe ôtô. * Mức xử phạt hành chính: Đơn vị tính: đồng
* Thu phí tạm dừng ôtô: Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện thí điểm việc tổ chức thu phí tạm dừng ôtô trên một số tuyến đường thuộc địa bàn quận 1 và quận 5 (với mức thu là 5.000 đồng/xe/lượt dừng hoặc 100.000 đồng/xe/tháng), góp phần hạn chế việc dừng đậu ôtô bừa bãi, gây ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, theo UBND TP. (Trích tờ trình của UBND TP. |
- Trần Duy
Ý kiến của bạn về vấn đề này?