221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1117680
Ngoài “đầu độc” sông, Hào Dương còn nhiều vi phạm khác
1
Article
null
Ngoài “đầu độc” sông, Hào Dương còn nhiều vi phạm khác
,
- Ngày 14/10, liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường của Công ty Hào Dương, HEPZA đề nghị UBND TP.HCM ra quyết định đình chỉ ngay hoạt động và tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của công ty này.

Theo ông Ngô Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA), hành vi xả nước thải không đạt tiêu chuẩn ra sông Đông Điền (huyện Nhà Bè) của Công ty Hào Dương là vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành về môi trường, mang tính hệ thống và kéo dài, phải được xử lý nghiêm để chấn chỉnh tình hình vi phạm môi trường đang diễn ra trên địa bàn thành phố.

Sau khi bị cắt nguồn nước, Công ty Hào Dương vẫn tiếp tục mua nước từ thương lái để tiếp tục hoạt động. Ảnh: K.P

Cũng theo ông Tuấn, bên cạnh các vi phạm về môi trường, Công ty Hào Dương còn vi phạm trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng và lao động. 


Về vấn đề này, TTXVN cũng đưa tin, ngày 14/10, Phó Giám đốc Công ty cổ phần khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) Trần Anh Tích Lan cho biết: Đơn vị đã kiến nghị các cơ quan chức năng làm rõ hành vi tự ý đưa 98 lao động nước ngoài vào làm việc tại Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (Công ty Hào Dương) từ tháng 5/2008 đến nay.

Công ty đề nghị kiểm tra giấy phép lao động, giấy phép lưu trú của số lao động này vì theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài, đơn vị quản lý khu công nghiệp là HIPC phải nắm rõ được số lao động này để đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

Ông Trần Anh Tích Lan cho biết: Khi nhóm lao động này đến Việt Nam, Công ty Hào Dương chỉ lập danh sách gửi Công an huyện Nhà Bè và Công an xã Long Thới để thông báo chứ không gửi cho HIPC. Việc làm này là trái quy định vì thủ tục đầu tiên mà Công ty Hào Dương phải xin phép Ban quản lý Khu công nghiệp - khu chế xuất TP Hồ Chí Minh (Hepza) cấp giấy phép lao động. Muốn ở lại Công ty Hào Dương qua đêm, những lao động này phải xin giấy phép lưu trú do Hepza cấp. Sau khi có hai loại giấy phép này, Công ty Hào Dương phải thông báo cho HIPC và kết hợp với HIPC cùng đến công an xã Long Thới đăng ký tạm trú.

Sau khi tự ý mở rộng thêm 5 xưởng sản xuất rộng 30.525,6m2, gồm: xưởng A1, A2, A3, A5 sản xuất da phèn xanh; xưởng A4 nhuộm và tẩy trắng da, Ban Giám đốc Công ty Hào Dương (trụ sở tại lô A18 Khu công nghiệp Hiệp Phước) đã tự ý đưa 98 lao động nước ngoài vào làm việc tại các xưởng sản xuất này. 

Dù Hepza chưa cấp giấy phép lao động và giấy phép lưu trú cho số lao động người nước ngoài này, Công ty Hào Dương vẫn cho các lao động nước ngoài này tham gia các công đoạn chế biến da tươi và cho ở qua đêm trong khu vực nhà máy. “Danh sách chuyên gia nước ngoài” được Phó Giám đốc Công ty Hào Dương Phạm Văn Vui ký ngày 15/7/2008 đã có 78 người hết hạn visa (giấy phép lưu trú tại Việt Nam).

Một cán bộ pháp chế của HIPC cho rằng có nhiều nghi vấn về những “chuyên gia” tại Công ty Hào Dương vì đây có thể là những lao động phổ thông người nước ngoài do công ty tuyển dụng từ bên ngoài bằng con đường du lịch và sử dụng lén lút không thông báo cho cơ quan chức năng. Nếu đúng như vậy, Công ty Hào Dương sẽ trốn thêm được một khoản thuế thu nhập cho 98 lao động người nước ngoài không khai báo này.

Điều này cũng đã được ông Ngô Anh Tuấn, Phó Ban quản lý Hepza khẳng định: Công ty Hào Dương chưa bao giờ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, giấy phép lưu trú cho số lao động nước ngoài đang làm việc tại công ty. Việc này là vi phạm pháp luật, phải xử lý nghiêm.

Hiện HEPZA đang thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá tình hình và mức độ vi phạm thuộc các lĩnh vực này và báo cáo UBND TP.HCM sau khi có kết quả.
TIN LIÊN QUAN

Vụ Hào Dương “đầu độc” sông Đông Điền cho thấy những quy định về pháp lý trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường còn nhiều kẽ hở.

Ông Tuấn cho rằng, tuy HEPZA là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của các công ty đặt trong khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) tại TP.HCM, thế nhưng HEPZA không có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Bên cạnh đó, những cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm về môi trường như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động khi doanh nghiệp vi phạm về lĩnh vực môi trường chưa được quy định trong các văn bản pháp qui.

Do vậy, về lâu dài, HEPZA đề nghị UBND TP.HCM, Chính phủ cho phép HEPZA thí điểm việc thu hồi giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp trong KCX, KCN vi phạm nghiêm trọng và kéo dài về môi trường.

Ngựa quen đường cũ

Theo tài liệu VietNamNet có được, trong giai đoạn 2003 - 2005 Công ty Hào Dương sản xuất tại xưởng A1 với quy mô 400 tấn sản phẩm/tháng và đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải có quy mô 1000m3/ngày.

Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TP.HCM có ý kiến về mặt môi trường tại văn bản số 9193/TNMT– QLMT ngày 7/12/2005, theo đó Công ty Hào Dương đã thực hiện các biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nguồn loại B (TCVN 5945-1995), xử lý và chuyển giao bùn thải; xử lý khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Hào Dương đổ nước thải không đạt chuẩn ra sông Đông Điền. Ảnh: K.P


Từ năm 2007, Hào Dương bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, xây mới các xưởng A2, A3, A4, do đó hệ thống xử lý nước thải quy mô 1.000m3/ngày quá tải và công ty đã xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải quy mô 2.500m3/ngày.

Một nguồn tin cho biết, hệ thống xử lý này chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu(?). Do vậy, HEPZA đã nhiều lần phối hợp với Sở TNMT, Công ty Cổ phần đầu tư KCN Hiệp Phước kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển thanh tra Sở TNMT xử phạt Công ty Hào Dương theo quy định.

Tuy nhiên, đầu năm 2008, tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động của công ty vẫn tiếp tục. Mặc dù Công ty Hào Dương đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải quy mô 2.500m3/ngày, nhưng nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn xả thải loại B.

Công ty Hào Dương cũng đã bị Công ty cổ phần đầu tư KCN Hiệp Phước ngưng cấp nước từ đầu năm 2008 và Sở TNMT thu hồi giấy phép xả thải nước thải (7/2008), tuy nhiên, Công ty Hào Dương vẫn tiếp tục mua nước trực tiếp từ các ghe cung cấp (bình quân 1.000m3/ngày) và khai thác nước sông để sản xuất.
  • Trần Duy - TTXVN
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,