221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1122757
Ô nhiễm sẽ khiến Việt Nam "căng thẳng" về nguồn nước
1
Article
null
Ô nhiễm sẽ khiến Việt Nam 'căng thẳng' về nguồn nước
,

 - Đó là nhận định của ông Des Cleary - Cố vấn trưởng dự án “đánh giá nguồn nước ViệtNam” bên lề hội thảo cùng tên do ADB và Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước tổ chức tại Hà Nội hôm 29/10.

 

Ông Des Cleary cho biết, từ kết quả của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và dự án đánh giá ngành nước cho thấy, Việt Nam đang phải đối mặt các vấn đề đáng kể trong ngành nước.

 

Kết quả nghiên cứu của dự án chỉ ra rằng, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của các sông quốc tế.  "Có tới 40% lượng nước mặt phát sinh trong nước, ngoài ra, có 6 lưu vực sông lớn của Việt Nam phụ thuộc vào dòng chảy từ các nước khác; gần 57% tổng lượng nước của Việt Nam thuộc lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% thuộc lưu vực sông Hồng- Thái Bình và hơn 14% thuộc lưu vực sông Đồng Nai - tất cả các sông này đều là sông quốc tế" - ông Des Cleary nói.

 

Thêm vào đó, thực tế lượng nước có sẵn, đặc biệt trong mùa khô chỉ đạt 20-30% tổng lượng nước bình quân năm. Vì thế, vấn đề nguồn nước cung cấp đảm bảo đang trở thành vấn đề lớn.

 

Thời điểm hiện tại, các lưu vực sông: Đồng Nai, sông Hồng, sông Mã..., lượng nước đang ở mức hoặc đang tiếp cận mức thiếu nước cục bộ hay thiếu nước không thường xuyên cao trong mùa khô theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Đặc biệt, là tình trạng ô nhiễm của các sông ngày càng gia tăng. Vì lẽ đó, mức căng thẳng về nước sẽ là vấn đề trong tương lai gần!” -  vị cố vấn trưởng dự án khẳng định.

 

Nguồn nước bị các sông bị ô nhiễm -trong ảnh là sông Vàm Cỏ Đông, thuộc tỉnh Tây Ninh-là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng căng thẳng nguồn nước trong tương lai gần! (Ảnh: VNN)

 

Dự án đánh giá ngành nước Việt Nam nhằm thiết lập khung hướng dẫn các quyết định phát triển trong ngành nước và nhằm hỗ trợ Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đạt được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước trong vòng 10 năm tới. Khung này sẽ phù hợp với việc thông qua các sáng kiến quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

 

Để đạt được những mục tiêu trên, dự án đã đưa ra 5 biện pháp để quản lý hiệu quả ngành nước: Củng cố hệ thống pháp luật, chính sách và chiến lược về tài nguyên nước; Cải thiện môi trường xã hội và điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo (bao gồm tạo điều kiện tham gia cho người nghèo); Quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên nước; Đa dạng sinh học liên quan đến nước được bảo tồn, ô nhiễm được phòng ngừa và chất lượng môi trường được cải thiện; Nâng cao năng lực thể chế.

  • Hà Lê
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;