221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1123919
Chủ tịch Hà Nội: Ưu tiên số một là thoát nước
1
Article
null
Chủ tịch Hà Nội: Ưu tiên số một là thoát nước
,

  - 13 giờ chiều 2/11, phóng viên VietNamNet đã trao đổi nhanh với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khi ông đang chỉ huy việc khắc phục hậu quả lũ lụt về việc chính quyền thành phố đã và sẽ làm gì để khắc phục hậu quả của trận mưa lũ lịch sử đang diễn ra.

>> Toàn cảnh Hà Nội trong trận "đại hồng thuỷ" 

Thưa ông, vấn đề mà người dân thủ đô quan tâm số một hiện nay là việc thoát nước, ông có thể cho biết  công việc này đang được thực hiện thế nào để hạ thấp mức nước đang còn ngập cao ngay cả trong nội thành?

Đây là trận mưa lũ lịch sử kể từ năm 1973 đến nay. Tại ngoại thành Hà Nội  lượng mưa là 600mm, còn trong nội thành lượng mưa cũng xấp xỉ 500mm. Lượng mưa đã lớn lại diễn ra liên tục trong thời gian dài nên đã gây ngập úng, thiệt hại và nhiều khó khăn lớn cho đời sống người dân thủ đô.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (thứ 2, từ trái sang) và PCT Nguyễn Văn Khôi đang chỉ đạo chống lụt tại Trạm bơm Yên Sở chiều 2/11 - Ảnh: Vũ Điệp
Hệ thống thoát nước của Hà Nội ngay cả trong thiết kế cũng chưa tính toán đến khả năng Hà Nội phải hứng chịu lượng nước lớn đến như vậy. Công suất thiết kế hệ thống thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 cũng chỉ xử lý được lượng mưa 170mm trong hai ngày và giai đoạn 2 nếu hoàn tất cũng chỉ ở mức 360mm trong hai ngày. Chính vì thế, cả nội và ngoại thành Hà Nội đều bị ngập nặng.

Với công suất thoát nước của thành phố hiện nay, nếu phát huy hết công suất thì cũng phải trong 4 ngày liên tục mới thoát hết được lượng nước đang gây úng ngập.

UBND thành phố đã xác định nhiệm vụ ưu tiên số một hiện nay là thoát nước. Riêng tại trạm bơm Yên Sở- điểm thoát nước trọng điểm của nội thành- đã có lúc mức nước bên ngoài cao hơn bên trong tới 40 cm, nên việc thoát nước rất khó khăn.  Tuy nhiên, công việc quan trọng nhất là đã giữ được sự an toàn của trạm bơm này để vận hành liên tục. 

Và từ hai ngày qua, do trạm điện và hệ thống máy móc của trạm bơm được đảm bảo an toàn nên trạm bơm Yên Sở vẫn đang hoạt động hết công suất. Do đó, đến thời điểm này, mực nước ngập đã giảm hơn 10 cm.

Trạm chống lụt cũng bị ngập lụt (chụp tại Trạm bơm Yên Sở chiều 2/11) - Ảnh: Vũ Điệp
Hiện chúng tôi đã tập trung mọi lực lượng để đảm bảo cho trạm bơm Yên Sở hoạt động, bởi nếu trạm bơm này gặp sự cố thì chỉ còn cách là ngồi nhìn nước rút.

Bên cạnh đó, UNND thành phố cũng đã tự mở và phối hợp với các địa phương lân cận mở hệ thống cống thoát, cùng bơm thoát nước ra sông Hồng với mục tiêu thoát nước nhanh nhất.

Người dân cũng đang hết sức lo lắng trước việc lương thực, thực phẩm thiếu trầm trọng và giá bị đẩy lên gấp 3-4 lần bình thường, thành phố đã có phương án gì giải quyết tình trạng này?

Trước tiên chúng tôi đã chỉ đạo các lực lượng dù trong hoàn cảnh mưa, lụt vẫn phải túc trực để mở các cửa ngõ thủ đô, tạo điều kiện cho lương thực, thực phẩm từ các tỉnh thành lân cận vào Thủ đô một cách thuận lợi.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương thành phố Hà Nội cũng phải thực hiện biện pháp mua hàng, cung ứng hàng hoá thiết yếu cho người dân với mức giá như ngày thường.  Riêng tại các ốc đảo, đường đi lại khó khăn, cơ quan chức năng của thành phố sẽ phải cung ứng các hàng hoá thiết yếu đến tận nơi phục vụ đời sống người dân.

Một khó khăn lớn khác của người dân là trong lúc ngập lụt nhưng tình trạng mất điện lại diễn ra trên diện rộng. Vì thế sinh hoạt của họ hết sức khó khăn do không có điện nên không bơm được nước, nhiều gia đình không có cả nước để sinh hoạt, UBND thành phố có nắm được thực trạng này?

Việc cấp điện đúng là khó khăn bởi sự đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong lúc úng ngập là quan trọng nhất. Riêng tại thành phố Hà Đông đã có 5 người thiệt mạng vì điện giật. Đến thời điểm này, khi mực nước đã rút đi chút ít, khả năng an toàn của hệ thống các trạm biến thế đã cao hơn thì UBND thành phố đã chỉ đạo cấp điện để bà con thuận lợi hơn trong sinh hoạt. Vì thế, việc cung cấp điện đã cơ bản được giải quyết.

Ngay cả khu vực mới được xây dựng là Mỹ Đình cũng chìm trong biển nước. Ảnh: LAD.
Trong hoàn cảnh ưu tiên cho thoát nước nhưng việc cấp nước vẫn được chỉ đạo quyết liệt để bà con có nước sinh hoạt. Địa bàn nào không thể cấp nước do bất khả kháng, thành phố đã chỉ đạo điều xe téc đến tận nơi cấp nước cho người dân.

Qua trận mưa lũ lịch sử này, cá nhân ông thấy, điểm nào cần phải nhanh chóng thực hiện để hạn chế thấp nhất tình trạng "câu cá giữa thủ đô" mỗi khi mưa to và người dân thủ đô gặp phải vô số khó khăn trong đời sống?

Việc đầu tiên là phải tính toán lại công suất thiết kế hệ thống thoát nước của thành phố bởi như tôi đã nói, công suất thiết kế cũng chưa lường đến lượng mưa lớn như vậy.

Xin cảm ơn ông!

  • Hữu Khôi thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,