221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1125333
Đến những nơi ngập sâu nhất sau 6 ngày "đại hồng thủy"
1
Article
null
Hà Nội:
Đến những nơi ngập sâu nhất sau 6 ngày 'đại hồng thủy'
,

 - Xe bán lương thực lưu động đúng giá đã vào đến đầu khu phố, nhưng để mua được 1kg gạo giá 10.000đ, hàng ngàn hộ dân vẫn phải mất 100.000đ tiền đi thuyền! Bởi thế, cả ngàn hộ dân phường Tân Mai (quận Hoàng Mai) vẫn phải sống nhờ mì tôm cứu trợ và tranh thủ mua hàng dự trữ vì có thể, ngày mai, ngập lại hoàn ngập.


>> Toàn cảnh Hà Nội trong trận "đại hồng thuỷ"

Định Công vẫn ngập ngụa trong lụt và rác

Mong mưa để có nước ăn, nhưng mưa xuống thì lại sợ lụt, điện không có, trẻ em phải mang đi sơ tán, tài sản hỏng hóc. Người dân Định Công vẫn đang phải hững chịu những hậu quả của trận lụt để lại, nhưng điều lo lắng nhất của người dân nơi đây vẫn là dịch bệnh vì nước ngập đã hòa cùng dòng sông Lừ siêu ô nhiễm.

Thực hiện: Xuân Hoàng - Quang Phúc - Huy Phúc

 

Gần 2800 hộ ở Tân Mai vẫn bị chia cắt!

 

Dù nước đã rút 40-50cm, nhưng 2.796 hộ dân ở phường Tân Mai, quận Hoàng Mai vẫn ngập trong nước lũ, nơi sâu nhất 1,2m, thấp nhất là 0,5m. So với 4 ngày trước, số hộ bị ngập ở đây giảm từ 3.000 xuống còn gần 2.800 hộ.

 

Gần 2800 hộ dân phường Tân Mai vẫn bị chia cắt, tiếp tục phải đi lại bằng thuyền và đứng trước nguy cơ kéo dài nếu ngày mai trời lại mưa! 
Ảnh: Chí Hiếu

 

Sau 3 ngày bị ngập, chị Nguyễn Thị Hoa, số nhà 155, khu dân cư số 6 đo được mực nước trong nhà mình đã rút đi hơn 40cm, vẫn bị ngập gần 1m, chưa thể nhìn thấy giường ngủ tầng 1. Thực phẩm đến ngày hôm nay đã sạch, chị quyết định bắt một chiếc thuyền giá 100.000/lượt, vượt 600m ngập, ra ngoài phố mua thực phẩm.

 

Chị kể, sáng 5/11, khi tổ trưởng khu phố đi thuyền xuống phát mì tôi mới biết ngoài phố đã bình thường. Ra đây lại nghe nói mai mưa tiếp, sợ lần sau không thể quay ra được nên chị mua hẳn 20 cây nến 160.000đ, ngày thường chỉ hơn 70.000đ thôi. Mua thêm được 10kg gạo của lương thực lưu động, giá 100.000đ thì…hết tiền, chị phải vay tạm người quen 500.000đ mua thêm trứng và rau về dự trữ,số tiền còn lại để trả nhà thuyền chở hàng.

 

Gần UBND phường, câu chuyện “mai mưa tiếp” của những người thạo tin càng làm xôn xao bến đò tạm.

 

Tại đây, ngoài 4 chiếc thuyền của UBND phường để tiếp tế mì tôm, có thêm gần 100 chiếc thuyền tự tạo từ các ngõ ngách đỗ về điểm tiếp giáp giữa vùng ngập và vùng nước đã rút hẳn này.

 

Chị Huệ, khu C2 cho biết, chưa kịp mừng vì trời hửng nắng thì nghe mai mưa tiếp. Nhưng nhà tôi đã dự trữ được thức ăn cho 4 người đủ… cả tuần rồi! chỉ lo không có nước mà nấu thôi. Cũng may so với hôm chủ nhật, hôm nay giá cả đã gần như trở lại bình thường.

  

Thông tin mưa tiếp tục trở lại khiến người dân lo sợ và phải tích trữ lương thực. Chỉ trong ngày 5/11, xe lưu động này đã bán trên 2 tấn gạo cho dân phường Tân Mai. Ảnh: Chí Hiếu

 

Trong 2 ngày 4 và 5/11, 2 mặt hàng thiết yếu nhất là mì tôm và gạo đã được bán tại đây với giá bình thường nhờ sự có mặt của xe lương thực lưu động.

 

Anh Nguyễn Quốc Huy, tổ trưởng tổ bán hàng lưu động, (thuộc Phòng kinh doanh của Công ty phân phối bán lẻ) cho biết, do dân ở đây nói với nhau mai lại mưa nên hôm nay sức mua tăng mạnh, gần gấp đôi so với hôm qua. Tính đến 17h ngày 5/11 đã bán được hơn 2 tấn gạo. Thậm chí có người mua một lúc 60kg.

 

Tổ trưởng đi sơ tán, dân chưa nhận được mì tôm cứu trợ!

 

Dù mì tôm cứu trợ của Thành phố đã dược chuyển đến Phường từ hôm đầu ngày 4/11, nhưng nhưng hơn 10 hộ dân tổ 36 vẫn chưa thể có mì cứu trợ vì lí do tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố đi sơ tán chưa về.

 

Phó Chủ tịch phường Vũ Ngọc Cương thừa nhận, do nhà tổ trưởng, tổ phó tổ này bị ngập nặng nên cả 2 ông đều đã đi sơ tán ở nhà con cháu. Mì cứu trợ lại được chuyển qua “kênh” từng tổ dân phố nên nhiều hộ thuộc tổ này mì đến chậm.

 

“Sau khi liên lạc để “triệu tập” mà chưa được, phường đã giao cho cựu tổ phó nhiệm kì trước đi giao mì. Vì thế, đến chiều 5/11 chỉ còn hơn 10 hộ chưa nhận được, hơn 90 hộ khác đã nhận được 1/2 thùng/hộ”, ông Cường cho biết.

   

Theo hướng dãn của nhân viên Sở Y tế, phải ngâm CloraminB trong 24 tiếng mới pháthuy tác dụng, nhưng có lẽ nó sẽ trở nên vô dụng nếu trời lại mưa! Ảnh: Chí Hiếu

 

Cũng trong chiều 5/11, có hơn 400 khối nước (trong tổng số 3000 khối) miễn phí đã được Xí nghiệp nước quận Hai Bà Trưng kéo về bằng 3 vòi công cộng.

 

Cùng ngày, đoàn cán bộ Sở Y tế  do Giám đốc Sở dẫn đầu cũng đã có mặt tại phường Tân Mai để cấp phát CloraminB giúp khử trùng nước.

 

Khu vực Viện Quân y 103 vẫn mênh mông nước

 

6 ngày sau trận đại hồng thủy, Thành phố Hà Đông vẫn còn nhiều đoạn ngập, chỗ sâu nhất trên đường 70 qua Viện Quân y 103 đến chiều ngày 5/11 là gần 1m nước. 


Sáng ngày 5/11 ngay từ đầu cầu Trắng - Hà Đông đã có rất nhiều CSGT và thanh tra GTCC có mặt để phân luồng, nhằm hạn chế tối đa lượng người và xe đi qua các điểm úng ngập trên đường 70 có nguy cơ chết máy.

Mỳ tôm và nước ngọt vẫn hàng ngày hàng giờ được đưa tới tay người dân trong khu vực Viện 103. Ảnh: Phạm Hải

Bên cạnh đó, Trung đoàn Cảnh sát Đông Bắc Thủ đô đã huy động 5 xe tải gầm cao và gần 100 chiến sỹ giúp dân di chuyển qua các điểm úng ngập. Toàn bộ xe đạp, xe máy của người dân có nhu cầu đi hết tuyến đường 70 đều được đưa lên ôtô tải vận chuyển miễn phí.

Chiến sỹ Lê Hồng Vân thuộc D9 - Trung đoàn Cảnh sát Đông Bắc Thủ đô cho biết: Gần 100 chiến sỹ của Trung đoàn chia làm nhiều ca túc trực 24/24 để vận chuyển giúp dân đi qua các điểm úng ngập, bữa trưa của các chiến sỹ làm nhiệm vụ là bánh mỳ và nước”.

Đường 70 qua Viện Quân y 103 vẫn còn ngập, chỗ sâu nhất trong viện là ở khoa sản, khoảng hơn 60cm nước. Toàn bộ bệnh nhân đã được di chuyển lên các điểm cao. Vòng quanh viện chỗ nào cũng ngập nước. 

Ở một số khoa còn người bệnh và tài sản úng ngập, bệnh viện đã chạy máy bơm hút nước từ bên trong ra bên ngoài. Một số bệnh nhân đã hồi phục theo nguyện vọng của gia đình đều được cho xuất viện sớm nên hiện nay hầu như toàn bộ số bệnh nhân đã không còn cảnh nằm trên giường bị ngập nước.

 Một vài hình ảnh nơi ngập nhất Hà Nội sáng 5/11

Người dân đi xe máy, xe đạp đều được vận chuyển miễn phí qua các điểm ngập (ảnh trái).  Dịch vụ vận chuyển thu tiền tự phát của người dân quanh khu vực "thất nghiệp". Ảnh: Phạm Hải

Nơi sâu nhất trên đường 70 vẫn là trước cổng Viện Quân y 103. Ảnh: Phạm Hải

Những người dân đi vào ngõ nhỏ vẫn phải lội hoặc dùng xe kéo. Ảnh: Phạm Hải

Viện Quân y 103 vẫn mênh mông nước. Ảnh: Phạm Hải

Khu vực phòng mổ khoa sản và các dụng cụ y tế vẫn còn ngập sâu 30cm nước. Ảnh: Phạm Hải

Be bờ, đắp đập bơm nước từ trong các phòng khoa của viện ra bên ngoài. Ảnh: Phạm Hải

Người nhà bệnh nhân vẫn hàng ngày phải lội nước vào thăm nuôi (ảnh trái) và rác thải y tế nổi lềnh phềnh trong hành lang bệnh viện (ảnh phải). Ảnh: Phạm Hải

  • Hà Lê - Phạm Hải
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,