221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1134285
Giải bài toán ùn tắc: “Nhiều cha con khó lấy chồng”!
1
Article
null
Giải bài toán ùn tắc: “Nhiều cha con khó lấy chồng”!
,

 - Ùn tắc giao thông tại 2 thành phố lớn đã đến mức “cấp báo”. Để giải bài toán này, nhiều người đồng tình là phát triển giao thông công cộng. Nhưng công cộng ra sao, chọn “anh” nào: Tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, hay xe buýt…? Nhiều ý kiến đã được đưa ra trong Hội thảo Quy hoạch và Quản lí Giao thông đô thị, diễn ra ngày 1/12 tại Hà Nội để tìm lời giải cho bài toán tồn tại nhiều năm qua trong cảnh: “Lắm cha con khó lấy chồng”!

 

"Nói ưu tiên xe buýt, nhưng chưa quyết tâm làm"!

 

GS. TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT nhìn nhận, những năm vừa qua xe buýt đã có bước phát triển đáng kể trong vận chuyển hành khách công cộng. Song theo ông Khuê, chúng ta chưa lấy mục tiêu vận hành giao thông công cộng làm trung tâm trong vấn đề giải quyết bài toán giao thông đô thị. Hay đúng hơn là, chúng ta chỉ mới nói còn làm thì chưa tương xứng!

 

Ông Khuê dẫn chứng, nếu lấy xe buýt làm trung tâm, thì chúng ta phải quyết tâm làm cho bằng được 2 tuyến đường.

 

Một là tuyến đường xuyên từ Nguyễn Khoái sang Cầu Giấy. Nếu có một tuyến đường cỡ 6 làn xe như thế thì không bao giờ có cảnh xe buýt chình ình trên đường Nguyễn Thái Học, Chùa Bộc “góp phần” gây ra tắc đường…

 

Tuyến xương sống này với sự hỗ trợ của các tuyến xương cá hiện có, thì xe buýt chắc sẽ là lựa chọn của người dân, hạn chế bớt quá trình cá thể hoá lấn át công cộng hoá như đang diễn ra ở ta.

 

Theo GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, một trong những ưu tiên hàng đầu là phải có đường cho xe buýt! (Ảnh: LAD)

 

Hai là, dồn sức làm cho xong đường vành đai 3. Khi có con đường này, ta sẽ tách được xe tải, xe khách ra khỏi nội thành. Tách được xe quá cảnh xuyên tâm Hà Nội. "Hay như việc làm xong cầu Vĩnh Tuy, nhưng đường vành đai 2 chưa xong thì cũng chả có ý nghĩa gì trong giảm tải ùn tắc cả" - ông Khuê dẫn chứng.

 

Tập trung làm được hai điều này, ông Khuê cho rằng, đồng nghĩa với việc ta có một sự kết nối giữa 3 yếu tố quan trọng: không gian nội đô - không gian liên vùng- không gian quá cảnh. Vì trước nay, ta tập trung giải quyết không gian nội đô mà xem nhẹ không gian kết nối, quá cảnh.

 

Nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 yếu tố không gian này, chúng ta lại rơi vào luẩn quẩn dù có xây xong đường sắt đô thị. Đây cũng coi như bài học nhãn tiền cho chúng ta trong bối cảnh phát triển đường sắt đô thị.

 

Ông Khuê kiến nghị: "Vì vậy, tới đây phải tập trung làm cho được 2 trục đường sắt đô thị. Một là trục hướng Đông Bắc - Nam: Ga Yên Viên - Ga Hàng Cỏ - Ngọc Hồi; Tuyến thứ 2 theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Ga Yên Viên - Hà Đông. Có như thế, tôi cam đoan, vấn đề ùn tắc đô thị của Hà Nội sẽ khả dĩ hơn rất nhiều”.

 

“Lắm cha con sẽ khó… chọn chồng”!

 

Dẫu biết giải quyết được hai vấn đề trên (xe buýt và tàu điện) thì giao thông Hà Nội và TP.HCM sẽ giã từ cảnh ùn tắc nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Văn Thụ, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lí GTVT (ĐH GTVT ), với cơ chế tư vấn, quy trình lập dự án, đấu thầu và tổ chức thực hiện kiểu “lắm cha con khó lấy chồng” như của 2 thành phố này, để có được viễn cảnh trên còn rất xa vời.

 

Vị này viện dẫn: "Hiện mới đồng ý về nguyên tắc, vẽ ra trên giấy, còn chưa đấu thầu kỹ thuật thiết kế. Rồi đấu thầu thi công, hay đến khi thực hiện như tuyến số 3 cũng lại mắc...Có người nói, “quy hoạch vẽ ra cho lắm nhưng tiền đâu mà làm”?... cũng vì tiền nên ta nhận được nhiều thiện chí từ nhiều nước: Nhật, Hàn Quốc, châu Âu. Nay người này bảo cái này hay, mai người kia lại bảo cái kia ít tiền, Metro rẻ bằng 1/3 tàu điện ngầm… nhưng cũng khó mà chọn.


PGS. TS  Nguyễn Văn Thụ. Ảnh: C.Hiếu
TS Thụ dẫn chứng trường hợp Hà Nội trước đây có tàu điện mặt đất, dẹp bỏ rồi thử nghiệm tàu điện bánh đúc được thời gian ngắn lại bỏ, đó là chiến lược sai. Trên thế giới, nhiều phố hẹp vẫn có đường sắt đôi, còn ở ta đã dỡ đi giờ rất khó để làm lại.

 

Thêm nữa, theo ông Thụ, quy trình hiện nay cũng đang quá rườm rà. Đầu tiên là 2 ban quản lí đường sắt đô thị của 2 thành phố, xong đưa thành phố duyệt, chưa đồng ý lại đem về lấy ý kiến các ban ngành. Có nơi, ông tài chính chỉ lo tiền lại góp ý cả về chuyên môn giao thông, xây dựng… Xong mới đưa lại thành phố, rồi ra trung ương… sinh ra dự án lâu được duyệt!

 

“Tới đây nên giao toàn bộ cho 2 thành phố lập phương án, xác định cho các thành phố đến thời hạn bao nhiêu đấy nghe 2 thành phố hay ban tư vấn 2 thành phố thuyết trình sau đó lấy ý kiến phản biện, xin ý kiến Bộ Chính trị và quyết luôn chương trình hành động”, ông này nói.

 

Ông Thụ cũng bày tỏ quan điểm để giải quyết vấn đề này, nhất thiết phải sử dụng chuyên gia Việt Nam, thuê chuyên gia nước ngoài lập phương án, có phản biện xã hội (lấy ý kiến người dân) sau đó cần một tổng tư lệnh (như Thủ tướng) duyệt rồi xây dựng chương trình hành động cụ thể mới mong sớm thành hiện thực.

  • Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;