– Việc xem xét, đánh giá về môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng mới chỉ ở dạng “manh nha”.
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc
Tuy nhiên, cơ cấu phân bổ nguồn kinh phí này chưa phù hợp. Phần lớn kinh phí tập trung để bù cho chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, trong khi kinh phí dành cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn rất thấp.
Mỗi quận chỉ từ 150 – 250 triệu đồng/năm không đủ để giải quyết các vấn đề môi trường và nhiệm vụ đã phân cấp; mỗi phường, xã chỉ 5 triệu đồng/năm là không đáng kể. Chưa kể, hạng mục này cũng không ổn định về số nội dung phải chi hàng năm.
Nước thải chưa qua xử lý từ KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng đang gây ô nhiễm nghiêm trọng âu thuyền Thọ Quang (Ảnh: HC)
Hiện Đà Nẵng đã áp dụng thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải từ năm 2005 với mức thu trung bình mỗi năm là 800 triệu đồng từ 400 cơ sở (chưa kể phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do Công ty Cấp nước thu trực tiếp nhằm bù chi cho nội dung của Dự án “Thoát nước và vệ sinh môi trường”).
Ông Nguyễn Điểu nhấn mạnh: “Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hiện nay là quá rẻ mạt, chỉ vài chục ngàn đồng, trong khi để xử lý khối lượng nước thải đó phải tốn cả triệu đồng. Điều này vô hình trung tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không chịu đầu tư xử lý nước thải ngay tại chỗ mà cứ xả thải thẳng ra môi trường!”.
Được biết, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt đề án xây dựng “TP môi trường”, song các hoạt động khởi động còn chậm. Việc xem xét, đánh giá về môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ ở dạng “manh nha”.
TP vẫn chưa có các chiến lược bảo vệ môi trường có tầm vĩ mô, quy hoạch môi trường dài hạn và thiếu quy hoạch quản lý chất thải rắn đồng bộ. Các vấn đề nóng của thế giới như biến đổi khí hậu, ô nhiễm xuyên biên giới, khủng hoảng về năng lượng… chưa được đề cập trong các chương trình hoạt động ở Đà Nẵng.
-
Hải Châu