221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1142920
Bị hàng xóm bịt cổng, nhốt trong chính nhà mình!
1
Article
null
Hà Nội:
Bị hàng xóm bịt cổng, nhốt trong chính nhà mình!
,

 - Hai ngày nay, gia đình chị Nguyễn Thị Lê bị hàng xóm tổ chức hàn một rào sắt bịt cổng "nhốt" trong chính căn nhà của mình. "Con đường duy nhất" để ra ngoài là phải trèo qua hàng rào sắt cao gần 2m, hoặc nhờ người quen tiếp tế lương thực qua những khe sắt, chẳng khác nào một nhà tù!

Bị hàng xóm nhốt hay tự tay nhốt mình?!

Cánh đây chừng nửa tháng, do nhu cầu sinh hoạt nên gia đình chị Lê (ở số 56, tổ 3 ngõ 5A, thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm - Hà Nội) tiến hành chuyển cổng chính từ bên phải sân sang bên trái 3m. Cổng được xây dựng trên phần đất của gia đình chị Lê và mở ra ngõ đi chung của cả xóm.

Tuy nhiên, với lí do "chưa xin phép" hàng xóm, ngày 17/12, ông Ngô Văn Huy - gia đình đối diện nhà chị Lê đã thuê thợ hàn sắt dựng một lưới sắt cao khoảng 2, rộng 3m áp sát cổng mới vừa mở của nhà chị Lê và bịt mất lối đi này.

Hàng rào sắt bịt cổng cùng tấm biển "cấm trèo", khiến mọi con đường ra vào nhà chị Lê bị cắt! (Ảnh: C.Hiếu)

Sự việc ngay sau đó đã được Công an thị trấn Cầu Diễn lập biên bản, yêu cầu ông Huy dở bỏ hàng rào sắt bịt cổng nhà chị Lê. Đồng thời, cũng yêu cầu nhà chị Nguyễn Thị Lê tạm dừng việc dời cổng mới, vẫn phải đi bằng cổng cũ.

Phần thì bức xúc vì mở cổng ngay trên phần đất nhà mình mà vẫn bị... đình chỉ, phần vì khẩn thiết cho sinh hoạt, nhà chị Lê vẫn tiến hành xây bít cổng cũ, mở cổng mới.

Để "đáp trả", sáng 24/12 ông Ngô Văn Huy lại cho dựng trở lại hàng rào sắt chắn lối đi duy nhất này.

Cổng ra vào duy nhất bị rào, mọi sinh hoạt của 2 mẹ con chị Lê cùng 3 sinh viên trọ học trong khu nhà phải ra vào bằng cách trèo qua hàng rào sắt cao gần 2m: từ dắt xe đi làm, mua lương thực...

Trong khi chị Lê đâm đơn cầu cứu đến các cơ quan chính quyền địa phương và báo chí thì ông Huy tiếp tục gắn thêm 1 tấm biển "cấm leo trèo" qua hàng rào sắt do ông dựng lên và luôn túc trực ở đó để "nhắc" ai có ý định vượt rào.

Điều này không chỉ làm cho căn nhà mẹ con chị Lê bị biệt lập với bên ngoài mà ngay cả 3 sinh viên trọ học cũng trở thành "phạm nhân". Ngay việc như đi chợ, mua bút mực cũng phải gọi điện cho bạn bè mua giúp rồi... nhét qua song sắt chẳng khác nào một trại giam!

Chính quyền thờ ơ vì "phải giải quyết khiếu nại theo... lịch"!

Sáng 25/12, sau khi PV VietNamNet có mặt tại hiện trường để tìm hiểu sự việc thì lực lượng công an và thanh tra xây dựng thị trấn Cầu Diễn cũng có mặt.

Thế nhưng, đến cuối buổi trưa ngày 25/12, hàng rào sắt này vẫn lạnh lùng chắn ngang cổng chính căn nhà.

Một cán bộ thanh tra xây dựng (tên là Học - PV) cho biết, thị trấn đang tập hợp hồ sơ đất đai để xác định thời gian xây cổng mới, bịt cổng cũ, lưới sắt bịt lối đi... và phải đến thứ 3 tuần tới mới làm việc với hai bên. Trong thời gian đó, đề nghị các bên "giữ nguyên hiện trường".

Điều này cũng có thể hiểu rằng, hàng rào sắt kia sẽ tiếp tục nằm yên và gia định chị Lê muốn ra vào bằng cách nào thì... tùy!

Cổng cũ đã trám lại , cổng mới bị hàng rào sắt bịt mất (ảnh nhỏ, trên) nên cách duy nhất là vác xe qua tấm rào sắt để đi làm trước sự "chứng kiến" của người bịt cổng,ông Huy (ảnh nhỏ, dưới) (Ảnh:C.Hiếu)

Trong khi tìm hiểu vụ việc, ông Ngô Văn Huy và những hàng xóm đồng tình với hành vi dựng hàng rào sắt này cho biết, khi dựng lên lần thứ 2, họ đã báo cáo sự việc này với UBND thị trấn!

"Chẳng lẽ thị trấn lại đồng ý với một hành động kì lạ như vậy, dù chưa biết đúng sai cụ thể đến đâu"? - trả lời thắc mắc này của PV VietNamNet, Chủ tịch UBND thị Cầu Diễn, ông Trần Mạnh Hùng khẳng định: "Thị trấn không đồng ý hay cấp phép cho một việc làm như thế!". Ông Hùng cũng cho biết thêm, ông đã biết việc này và đã giao cho Phó Chủ tịch phụ trách khiếu nại tố cáo.

Sau đó, chính Chủ tịch thị trấn đã dẫn PV xuống phòng vị Phó Chủ tịch phụ trách khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên, trong 1 phút ngắn ngủi dành cho phóng viên, ông Phó Chủ tịch này nói rằng "đã xếp lịch vào thứ 3 tuần sau, và phải theo lịch làm việc".

Theo ông Ngô Văn Huy, 8 năm về trước, vì thương cảnh mẹ góa con côi mới chuyển về nên bà con cho chị Lê mở cổng thông ra lối đi chung mà mỗi nhà tự bỏ một ít đất để làm ngõ, chứ không có chuyện con ngõ 5A là "đường của Nhà nước" như lời chị Lê trình bày. Và rằng, hàng rào sắt này ông dựng lên trên đất ngõ đi chung, có sự đồng ý của những hàng xóm, dù cho nó bịt lối đi duy nhất của nhà chị Lê!

  • Chí Hiếu

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,