221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1154771
Những giờ vật lộn với Hà Bá sông Gianh
1
Article
null
Những giờ vật lộn với Hà Bá sông Gianh
,

 – 42 người thiệt mạng vào ngày 30 Tết Kỷ Sửu tại huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Chỉ 35 người may mắn được cứu sống. Những nỗ lực của con người đã không thể khắc phục nỗi sự tắc trách của chính con người. 

Ngày 30 Tết Kỷ Sửu, xuân không còn kịp về với người dân xã Quảng Hải. Tại các làng Vân Bắc, Vân Trung, Vân Nam của xã này, trĩu nặng không khí tang thương. 

Khi chiếc đò bị nạn được kéo vào bờ, áo phao vẫn còn buộc chặt trên thuyền. Sức chứa 12 người, thuyền chở tới gần 80 người, trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương ở đâu? Ảnh: Vũ Hoàng.

Đến 16h chiều ngày 30 tết Kỷ Sửu, vụ chìm đò ngang ở bến sông Quảng Hải đã khiến 40 người chết, 2 người mất tích hiện chưa tìm thấy tung tích. Lực lượng cứu hộ đã cứu sống được 35 người. 

Tất cả công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của các lực lượng chức năng và người dân địa phương diễn ra trọn trong một ngày, giữa dòng nước giá lạnh và sóng sông Gianh vỗ liên hồi. 

Năm 1993, bà con ở xã Quảng Hải mừng vui khi dự án cầu số 1 bắc từ xã Quảng Phong sang xã Quảng Hải; cầu số 2 bắc từ xã Quảng Hải sang xã Quảng Lộc được khởi công. Theo kế hoạch, hai cầu này sẽ hoàn thành vào năm 1995 nhưng đến nay chỉ có mấy cột trụ bơ vơ giữa dòng sông. Được biết trị giá hai cầu này lên tới 82 tỉ đồng thời điểm năm 1993 
(nguồn: báo Tuổi trẻ)

Thượng tá Hoàng Tấn Hùng (Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Bình) kể lại sự việc:” Khoảng 7h50’ sáng nay, Bộ chỉ huy nhận được thông tin của vụ chìm đò. Ngay lập tức chúng tôi đã huy động 2 chiếc tàu, 16 cán bộ chiến sỹ của Hải đội 2 tham gia tìm kiếm cứu nạn”. 

Đến 8h30’ cùng ngày, 2 tàu cứu nạn đã đến được hiện trường vụ tai nạn. 2 chiếc tàu có số hiệu BP 070409 và BP 070601 do ông Nguyễn Minh Thuận – Phó hải đội trưởng Hải đội 2 trực tiếp chỉ huy, cùng với nhân dân các xã lân cận làm công tác cứu nạn. 

Ông Thuận cho biết:” Nhận được nhiệm vụ, mấy anh em lập tức triển khai lực lượng để làm công tác cứu nạn. Khi đến hiện trường, nhiều người bị nạn đã được những người dân địa phương giúp đỡ. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải kéo được chiếc thuyền ra khỏi khu vực bị đắm, để các thuyền con có thể tiếp cận rà tìm thi thể các nạn nhân được”. 

Ngay lúc tiếp cận được với chiếc thuyền bị nạn, trên thuyền có xác của 1 người phụ nữ khoảng 70 tuổi. Sau đó không lâu thì những chiếc thuyền của người dân đã phát hiện được thi thể của 2 người đàn ông trạc tuổi 50. 

Hai người đàn ông này bị chìm khi cách bờ khoảng 3m. Chúng tôi nghe một số người sống sót kể lại rằng họ bơi vào đến bờ thì đuối sức, cộng với giá rét của dòng sông nên đã bị chết” – anh Thuận nói. 

Trong số những người mà các lực lượng cứu hộ vớt được xác, có những cảnh rất thương tâm. Có người phụ nữ khi vớt được xác lên vẫn đang còn ôm đứa con gái khoảng 7 tuổi trong tay. Có người thì trong tay vẫn đang còn nắm 1 tiền và có người bị chết khi đang mang thai đứa con trong bụng… 

Lưới móc câu, công cụ mưu sinh hằng ngày của người dân ven sông Gianh nay lại được dùng để tìm xác những người bị nạn. Ảnh: Vũ Hoàng.

Công cụ chủ yếu mà người dân làm nghề sông nước ở đây dung để tìm xác nạn nhân là chùm lưới câu. Ngày thường, đó là những công cụ mưu sinh nhưng khi tai nạn xẩy ra, những ngư dân này không ai bảo ai đã tự nguyện tham gia cùng các lực lượng chuyên ngành tìm kiếm những nạn nhân vốn xưa nay là hàng xóm láng giềng của họ. 

Trọn ngày 30 Tết Kỷ Sửu, các lực lượng cứu nạn đã tìm thấy xác của 40 nạn nhân. Cứu sống được 35 người. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Nạn nhân cuối cùng được tìm thấy lúc 12h30’ trưa nay. 

Theo thông tin mà VietNamNet có được, thì còn khoảng 2 - 4 người nữa được xác định mất tích. Trong đó có hai phụ nữ tên Cao Thị Toàn và Phạm Thị Hồng. 

Anh Phạm Văn Hoá, một người dân xã Quảng Hải tham gia cứu nạn kể rằng, những ngày cuối năm này người dân ở xã Quảng Hải thường sang chợ Điền (xã Quảng Thanh) để mua bán. Vì vậy, mỗi chuyến đò ngang những ngày giáp Tết thường chở khác rất đông. 

Từ trái sang: Ông Nguyễn Minh Thuận (Hải đội phó Hải đội 2) và ông Hoàng Xuân Long (Thuyền trưởng tàu cứu hộ cứu nạn) Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình trong ngày cứu nạn 30 Tết ở xã Quảng Hải. Ảnh: Hoàng Sang.

Lý do: đò ngang là phương tiền duy nhất để người dân hai bên bờ sông Gianh có thể dùng để qua lại. Riêng chuyến đò định mệnh ngày 30 tết Kỷ Sửu này dù sức chở chỉ cho phép 12 người, nhưng có tới gần 80 người trên thuyền trước khi bị sóng đánh chìm. 

Chuyến đò bị nạn sáng 30 Tết vừa qua do 2 anh em Nguyễn Xuân Quý (SN 1976) và Nguyễn Xuân Mậu (1978) làm chủ đò. Trên thuyền lúc đó còn có cả vợ của Quý. Nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy xác của vợ chủ đò. 

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, Tư lệnh Quân Khu IV trực tiếp tới hiện trường chỉ đạo công tác cứu người bị nạn. Ảnh: Duy Tuấn.

Cơ quan chức năng xác định Nguyễn Xuân Mậu là người trực tiếp lái chuyến đò định mệnh. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Mậu đã bỏ trốn. Còn Quý thì đang bị Công an huyện Quảng Trach tạm giữ để điều tra. 

Chiếc thuyền mà anh em Nguyễn Xuân Quý chở khách chỉ cho phép chở được 12 người, nhưng đã mấy ngày nay việc chở mỗi chuyến 70 đến 80 người vẫn diễn ra thường xuyên.

Lúc xảy ra tai nạn, trên thuyền chỉ có 10 chiếc phao cứu hộ nhưng lại có tới gần 80 người nên khi tai nạn xẩy ra không thể đủ cứu hộ. Khi xác thuyền được trục vớt vào bờ, nhiều phao cứu hộ vẫn buộc chặt trên thuyền. 

Đến chiều tối cùng ngày, những người dân làm nghề trên sông nước tự nguyện tham gia cứu người đã thấm mệt. Lực lượng cứu hộ của Hải đội 2 cũng đã rút về đơn vị (đóng ở Cửa Gianh). Trong trường hợp nhận được sự yêu cầu của dân, lực lượng này sẽ tiếp tục hỗ trợ. 

Ngay sau khi nhận được tin vụ tai nạn thảm khốc xảy ra, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng huyện Quảng Trạch đã cấp tốc đến hiện trường chỉ đạo khắc phục sự việc. Tỉnh Quảng Bình cũng đã ngay lập tức huỷ bỏ việc bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa Tết Kỷ Sửu trước tổn thất quá lớn này ở địa phương. Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, Tư lệnh Quân khu IV cũng đã vào hiện trường để chỉ huy các lực lượng phối hợp cứu hộ, cứu nạn.                             

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình với người dân xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vào ngày chìm đò định mệnh ở sông Gianh trên địa bàn tỉnh này ngày 30 Tết Kỷ Sửu. Ảnh: Duy Tuấn.

Bước đầu, nguyên nhân của vụ chìm đò được xác định là do chở quá người quy định (gấp 7 lần cho phép) nên khi xẩy ra sự cố đã không đủ phương tiện cứu. Một số người dân kể lại rằng trên thuyền lúc đó còn chở thêm 1 con bò. Khi cách bờ khoảng 35m nữa thì thuyền bị nước tràn vào, làm chết máy. Mọi người hoảng loạn đã làm cho con bò nhảy vọt dẫn đến thuyền bị chìm. 

Ngày 30 Tết Kỷ Sửu, xuân không còn kịp về với người dân xã Quảng Hải. Tại các làng Vân Bắc, Vân Trung, Vân Nam của xã này, trĩu nặng không khí tang thương. 

Thay vì những chén rượu mừng, những nụ cười vui, những đoàn người chúc tết, nơi đây chỉ thấy hàng chục chiếc quan tài được chuyển vội về, những chén rượu cúng rót vội, những nén nhang nghẹn ngào trong tiếng kêu khóc xé lòng của mẹ mất con, chồng mất vợ, những đứa trẻ mồ côi khi tuổi mới chập chững biết đi…

  • Duy Tuấn - Hoàng Sang - Vũ Hoàng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>