221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1157243
Đáng ngại với dịch sởi đang hoành hành ở người lớn
1
Article
null
Đáng ngại với dịch sởi đang hoành hành ở người lớn
,

 - Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia vẫn còn gần 100 bệnh nhân sốt phát ban có triệu chứng của sởi nằm điều trị. Trong khi đó, hàng ngày viện không ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới. 

Tại các phòng bệnh của Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia sáng 4/2 vẫn đông nghịt bệnh nhân. Điều đáng nói là các bệnh nhân đều là người lớn trong độ tuổi 18-30, người lớn tuổi nhất mắc bệnh là 38 tuổi.

Bệnh nhân Trịnh Minh Thắng, sinh viên năm thứ 3 ĐH Thủy Lợi đang nằm điều trị kể lại: trước khi về quê ăn Tết, đã có mấy bạn cùng phòng bị sốt phát ban. Lúc ở Hà Nội Thắng không bị sao nhưng về quê ở Hòa Bình đến ngày 29 Tết bắt đầu sốt. 

Lúc đầu, chỉ là sốt nhẹ sau không giảm mà lại sốt cao hơn, nên gia đình đưa Thắng đến bệnh viện tỉnh vào ngày mồng 2 Tết. Đến ngày mồng 4 Tết Thắng bắt đầu hôn mê và được chuyển xuống Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia.

Quá tải bệnh nhân sởi tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Ảnh: Lệ Hà
Trong số những bệnh nhân phải vào điều trị tại Viện các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm Quốc gia, những người trẻ tuổi như Thắng khá đông, đặc biệt là sinh viên.

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, một điều bất thường là virus sởi tấn công vào người lớn trong khi bệnh sởi lại thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do những người này mới chỉ tiêm một mũi vắc-xin phòng bệnh sởi. 

Trong khi đó, theo các chuyên gia dịch tễ, việc tiêm một mũi vắc-xin sởi chỉ phát huy hiệu quả trong một thời gian ngắn. Theo thời gian, miễn dịch sẽ suy giảm, do đó không còn đủ khả năng bảo vệ con người trước virus sởi vẫn tồn tại ở môi trường bên ngoài. Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng sởi nhắc lại mũi 2 cho trẻ ở lứa tuổi học lớp 1.

TS Nguyễn Văn Bình, Cục phó Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cho rằng, chương trình tiêm chủng được đưa vào từ năm 1982, trong đó có bệnh sởi. Nếu trong đời đã bị sởi một lần thì có khả năng miễn dịch. Sở dĩ trước đây những người lớn ít mắc vì họ đã từng mắc lúc nhỏ. Có thể những người lớn mắc sởi hiện nay là những người sót lại chưa tiêm chủng đầy đủ khi sống trong tập thể có người mắc thì bị lây nhiễm.

TS Bình cũng khẳng định: "Không có chuyện biến đổi chủng gây bệnh trên diện rộng".

Người trẻ tuổi mắc sởi rất đông. Ảnh: Lệ Hà
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà lo ngại, trẻ em mắc sởi thường dễ phát hiện với biểu hiện sốt cao, viêm hô hấp trên và viêm kết mạc, sau đó phát ban. Các di chứng thường gặp các di chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản phổi, viêm thanh quản, viêm loét giác mạc..., thậm chí dễ nhiễm lao...

Trong khi đó, ở người lớn, dấu hiệu bệnh cảnh rất mờ nhạt thường dễ nhầm lẫn với các sốt phát ban khác. Đặc biệt, người lớn mắc bệnh sởi, ít gặp các biến chứng về đường hô hấp, tuy nhiên điều nguy hại chính là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường không ai có thể biết để ngăn chặn.

Trước tình hình dịch sởi lan rộng, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tăng cường giám sát dịch tễ các trường hợp bệnh; nghiên cứu phân lập virus gây bệnh sởi xem có biến đổi bất thường hay không; đồng thời chỉ đạo Sở Y tế các địa phương giám sát dịch, báo cáo ngay về Bộ diễn tiến tình hình dịch bệnh sởi tại địa phương.

  • Lệ Hà

Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây

Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>