- Khả năng dịch sởi trên người lớn bùng phát mạnh là rất ít, bởi phần lớn những người bị sởi hiện nay là những người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ khi còn nhỏ và cũng không có miễn dịch tự nhiên qua tiếp xúc với bệnh nhân sởi.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: "Ít khả năng dịch sởi trên người bùng phát mạnh". Ảnh: Lệ Hà |
Ông có thể cho biết tình hình dịch sởi hiện nay ở miền Bắc
đang diễn ra như thế nào?
Tại Hà Nội, dịch sởi đã kéo dài từ tháng 10/2008 đến nay.
Tính đến ngày 5/2, có 322 người mắc sởi.
Đa số những người được xác định mắc sởi lần này lại rơi vào lứa tuổi từ 18-30, đây là độ tuổi ít khi mắc sởi. Ông có thể giải thích vì sao lại xảy ra việc này?
Dịch sởi hiện nay khác hoàn toàn khi chưa có chương trình tiêm chủng mở rộng. Dịch tản phát ở nhiều nơi, mỗi nơi chỉ vài ba ca, chủ yếu là người lớn. Trước đó, dịch xuất hiện ở quy mô lớn, thường vào mùa rét, có tính chu kỳ 2 – 3 năm, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em. Khi trẻ em ở độ tuổi tiêm chủng (dưới 1 tuổi và mũi 2 nhắc lại vào tuổi thứ 6) được tiêm đầy đủ, sẽ xuất hiện kháng thể bảo vệ rộng ở quần thể.
Do đó đa số trẻ em đã có kháng thể bảo vệ khỏi mắc bệnh sởi. Chỉ những người chưa từng tiêm, hoặc mới tiêm 1 mũi, hoặc không xuất hiện kháng thể (khoảng 15% người tiêm) thì mới có khả năng mắc bệnh. Khi xuất hiện ổ bệnh, những người xung quanh đã được miễn dịch nên dịch không thể bùng phát rộng.
Ông đánh giá dịch sởi lần này có khả năng lan ra rộng và phát triển mạnh không?
Hiện vắc-xin sởi không có ở các điểm tiêm dịch vụ, chỉ có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Dự kiến ngày 6/2, Bộ Y tế sẽ có quyết định về việc tổ chức tiêm vắc-xin phòng sởi cho nhóm nguy cơ cao (học sinh, sinh viên, cán bộ công chức) ở những nơi có bệnh nhân. |
Trước tình hình dịch đang diễn ra người dân có nên đi tiêm chủng để phòng bệnh sởi?
Đối với trẻ em cần được tiêm vắc-xin đầy đủ. Theo lịch tiêm chủng của quốc gia, trẻ từ 9 tháng đến dưới 1 tuổi được tiêm phòng sởi mũi 1, khi được 6 tuổi sẽ được tiêm mũi 2 tại trường học. Với người lớn, không nhất thiết là phải tiêm chủng, bởi có thể họ đã có sự cảm nhiễm và mắc sởi ở thể nhẹ, không biểu hiện bệnh, do đó có sự miễn dịch.
Chăm sóc bệnh nhân sởi tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Ảnh: LH |
Xin cảm ơn ông!
-
Lệ Hà