Ảm đạm làng nghề mây tre đan
Dọc theo QL 6, làng nghề mây tre đan cổ truyền Phú Vinh nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chưa đầy 30km về phía Tây. Trong những năm qua, nghề xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan như mành, bàn ghế, lọ hoa… đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân trong làng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tác động của suy thoái kinh tế, các đơn đặt hàng sản xuất mây tre giảm hẳn, người lao động của làng Phú Vinh cũng lâm vào cảnh thiếu việc làm.
Cụ Sán cho rằng, đây đang là thời điểm cực kỳ khó khăn của làng nghề mây tre đan. Ảnh: Vũ Điệp. |
Ông Nguyễn Đình Hoán, cán bộ phụ trách làng nghề mây tre đan Phú Vinh cho biết, từ giữa năm 2008 đến nay, các hợp đồng đặt hàng làm mây tre đan xuất khẩu của xã đã giảm đi đáng kể, tình trạng này khiến cho đời sống của người dân làng nghề gặp rất nhiều khó khăn, việc làm cho người lao động giảm.
Hiện tại, xã Phú Nghĩa có 2.400 hộ dân, với hơn 10 nghìn nhân khẩu thì 100% các hộ dân đều có người lao động làm nghề mây tre đan. Nhà nhiều thì 5 đến 6 người, nhà ít thì 2 đến 3 người.
Gia đình cụ Nguyễn Văn Sán (76 tuổi) trước đây có 6 người thuộc 3 thế hệ đều làm nghề mây tre đan xuất khẩu, cho thu nhập ổn định từ 50 đến 60 nghìn đồng/ người/ ngày. Nhưng hiện tại, cả gia đình chỉ còn cụ và người cháu là anh Nguyễn Văn Thức (31 tuổi) làm nghề, còn lại tất cả phải đi tìm việc khác.
Ngồi trước căn nhà cấp bốn, cụ Sán vừa thở dài vừa đưa tay vuốt những cọng mây cho anh Thức đan giỏ rồi bảo: “Tôi đã hơn 50 năm làm nghề mây tre đan, nhưng kể từ thời điểm mây tre của làng được đem đi xuất khẩu đến nay, thì đây chính là lúc khó khăn nhất. Các sản phẩm không có đầu ra khiến cho lao động làng nghề phải nghỉ việc hàng loạt”.
DN sản xuất mây tre đan nhà ông Đô trước kia mỗi ngày có từ 80 đến 90 lao động đến làm việc, nhưng hiện tại chỉ có lác đác vài người đến làm. Ảnh: Vũ Điệp. |
Đầu thôn Phú Vinh, khu nhà xưởng của tổ hợp sản xuất mây tre đan Trọng Đức hiện đang để trống, không có lao động đến làm. Anh Đức, chủ xưởng cho biết, trước đây khi kinh tế ổn định, các đơn hàng nhiều thì mỗi ngày nhà anh có hàng trăm lao động làm thô ở các cơ sở và hơn chục lao động đến xưởng để hoàn thiện sản phẩm đem xuất khẩu. Nhưng hiện nay, do không có đơn hàng nên mọi người phải chuyển đi làm nghề khác để kiếm sống tạm bợ.
Khi chúng tôi đến thăm xưởng, cũng là lúc vợ chồng anh Đức đang đau đầu vì đơn hàng gần 1 tỷ đồng mới ký kết với khách hàng vẫn chưa được thanh toán, trong khi đó, các đơn hàng mới thì chưa ký kết được và cũng không có nhiều vốn để mua nguyên vật liệu.
“Thời buổi khó khăn nhưng vì giữ chân bạn hàng và uy tín của làng nghề nên nhiều khi đành phải cố làm. Nhưng vốn ít, trong khi vay ngân hàng lại khó nên chúng tôi càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo việc làm cho người lao động” - anh Đức cho biết thêm.
Rời nhà anh Đức, chúng tôi đến xưởng mây tre đan của nhà ông Nguyễn Văn Đô. Xưởng sản xuất nhà ông Đô được xem là lớn nhất của làng. Trước đây, ở thời điểm cao nhất, ngày nào nhà ông Đô cũng có 90 lao động trong xã đến làm, nhưng bây giờ, vì hợp đồng ít nên mỗi ngày nhà ông chỉ nhận từ 9 đến 10 lao động đến làm.
Ông Đô cho biết: “Khó khăn là khó khăn chung, nhưng nếu cứ kéo dài tình trạng ảm đạm của làng nghề như hiện tại thì đời sống của bà con sẽ gặp vô vàn khó khăn. Nhất là khi việc vay vốn của những DN làng nghề như chúng tôi lại rất khó”.
Làng mộc loay hoay tìm... lối thoát
Rời làng nghề mây tre đan cổ truyền Phú Vinh, chúng tôi đến làng nghề sản xuất đồ mộc Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Ông Nguyễn Kim Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho biết, 70% dân số của xã sống bằng nghề tiểu thủ công nhiệp, trong đó nghề mộc chiếm thế chủ đạo tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Nhưng từ giữa năm 2008 đến nay, do các mặt hàng làm ra không bán được nên vấn đề tạo công ăn việc làm cho bà con cũng gặp nhiều khó khăn.
Nhà anh Nguyễn Khắc Tiến (53 tuổi) ở làng Chàng Sơn chuyên làm đồ mộc thô, phục chế di tích. Đây là mặt hàng thường ít chịu tác động bởi cơ chế thị trường chung, nhưng hiện tại anh Tiến cũng đang phải thu hẹp quy mô sản xuất lại do các hợp đồng đặt hàng đang giảm đi trông thấy.
Xưởng mộc nhà anh Tiến hiện tại ít việc nên chỉ có anh và cháu Sơn làm. Ảnh: Vũ Điệp. |
Anh Tiến bảo: “Kinh tế suy thoái khiến các đơn đặt hàng của chúng tôi giảm đi đáng kể, nên việc tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng ít dần. Trước đây, nhu cầu của thị trường nhiều, mỗi ngày tôi phải thuê từ 10 đến 15 thợ trong xã và các xã khác đến làm mới hết việc, nhưng nay thì… chỉ 2 đến 3 người làm là đủ”.
Chịu tác động nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế trong làng mộc Chàng Sơn phải kể đến các xưởng chuyên sản xuất đồ mộc xây dựng (cầu thang, cửa nhà…). Hiện tại, trong làng có nhiều nhà trong năm vừa qua do nhiều chủ xây dựng đến đặt hàng nợ hàng trăm triệu đồng vẫn chưa lấy được nên phải tạm dừng sản xuất.
Anh Lê Văn Phong, chủ xưởng mộc ngay đầu làng cho biết, trước đây anh chuyên làm cửa cho các công trình xây dựng lớn trên Hà Nội. Nhà anh thường phải thuê từ 6 đến 7 người làm không hết việc.
Nhưng từ giữa năm 2008 trở lại đây, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng thi công nên các hợp đồng làm cửa, cầu thang nhà với nhà anh cũng giảm đi trông thấy. Hiện tại, anh chỉ thuê có một lao động làm nhích nhắc.
Hơn 5 triệu lao động làng nghề mất việc làm
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề lao động làng nghề mất việc, ông Lưu Duy Dần, Phó Tổng thư ký kiêm Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt
Ông Dần cho rằng, lao động làng nghề thất nghiệp kéo dài sẽ gây nên gánh nặng cho toàn xã hội. Ảnh: Vũ Điệp. |
Ông Dần thông tin, trong năm 2009 đã có trên 50% lao động làng nghề (dưới 30 % lao động thời vụ và trên 20% lao động thợ giỏi, thợ chuyên) phải mất việc, tương đương với khoảng hơn 5 triệu lao động làng nghề phải mất việc làm. Và tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên gánh nặng cho toàn xã hội.
Ông Dần phân tích cụ thể: "Những làng nghề có 70 đến 80 % lao động phát triển thủ công làng nghề thì thường đời sống của người dân làng đó sẽ rất nề nếp, văn minh cao nên thường ổn định về mặt văn hoá xã hội. Bởi vì, thường làng nghề gắn liền với yếu tố văn hoá lịch sử và có tính nhân văn cao khi nó tạo ra việc làm cho cả người già, trẻ em và cả người khuyết tật".
Tuy nhiên, theo ông Dần, nếu làng nghề không phát triển và người lao động thiếu việc làm, cộng với những lao động thất nghiệp phần đông là thanh niên từ khắp nơi trở về sẽ nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của làng nghề.
Để giải quyết khó khăn cho các làng nghề và tạo việc làm cho người lao động trong thời điểm hiện tại, ông Dần cho biết,
Về lâu dài, theo ông Dần, trước hết phải có một quy hoạch tổng thể về làng nghề Việt
Hiệp Hội làng nghề cũng đã đề nghị với Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về vấn đề tư vấn chỉ đạo phát triển bền vững các làng nghề Việt Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT ngày 11/2/2009. Số liệu báo cáo từ 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện cả nước có 9 làng nghề phá sản, 124 làng nghề sản xuất cầm chừng do gặp khó khăn. Khoảng 2.166 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh phá sản. Báo cáo cũng cảnh báo, nếu trong thời gian tới, không có các giải pháp cấp bách, kịp thời, tình hình phá sản của các làng nghề còn có thể nhiều hơn nữa và hệ lụy tiếp theo là số lao động mất việc làm sẽ ngày càng nhiều, tăng gánh nặng cho xã hội.