221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1166184
Loạn giá điện nước phòng trọ, người thuê nhà "còng lưng" gánh
1
Article
null
Loạn giá điện nước phòng trọ, người thuê nhà 'còng lưng' gánh
,

- Không chỉ giá thuê phòng trọ leo thang sau Tết,  tại các phòng trọ cho sinh viên và người lao động nghèo thuê, giá nước đang “nhảy múa” hùa theo giá điện tăng khiến người nghèo thuê phòng ngày một thêm khốn khó... 

Đã cao nay còn tăng giá

Trước đây, khi giá điện của nhà nước chỉ trong khoảng trên dưới 1.000 đồng, thì sinh viên đi thuê trọ ở Hà Nội đã phải chịu mức giá cao gấp đôi là từ 2.000 – 2.500 đồng. Đó là mức giá phổ biến ở tất cả các khu nhà cho thuê trọ nên các cô tú cậu tú đành phải ngậm ngùi chi trả một khoản tiền điện không nhỏ mỗi tháng.

Đối với sinh viên các trường khối xã hội thì số tiền này còn ít, chỉ dao động trong khoảng trên dưới một 100 ngàn đồng cho một phòng trong một tháng. Còn đối với sinh viên các trường khối kỹ thuật, công nghệ thông tin… luôn gắn liền với chiếc máy tính dung lượng lớn nên khả năng tiêu thụ điện cũng tỷ lệ thuận thì số tiền điện mà họ phải trả hàng tháng không nhỏ chút nào.

Căn phòng này có 3 máy tính và 1 tháng họ phải trả khoảng 500 ngàn đồng tiền điện.
Đăng – sinh viên Trường Mỏ - Địa chất Hà Nội cho biết: “Phòng mình có 3 người, mỗi người một máy tính. Do đặc thù của ngành học nên khi nào ở nhà là bọn mình lại dùng máy tính. Tính ra, một tháng phòng mình sử dụng hết khoảng trên dưới 200 số điện, nhân với 2.500 đồng một số thì mỗi tháng mình cũng phải trả một khoản tiền điện không hề nhỏ. Các phòng khác trong khu này cũng dùng khoảng hơn trăm số vì đều là sinh viên trường Mỏ mà”. 

Thiện – sinh viên Kiến trúc nói: “Tháng đầu mới lên đây, mình cứ dùng điện thoải mái như ở nhà, máy tính bật suốt ngày nhưng đến cuối tháng trả tiền điện mới giật mình vì lên đến năm sáu trăm ngàn, gần bằng tiền nhà một tháng của mình. Biết là đắt, nhưng không thể hạn chế được, bọn mình mà làm đồ án còn bật máy tính, bật điện thâu đêm”.
 
Đó mới chỉ là giá điện khi Nhà nước chưa có đề án tăng giá. Mấy ngày gần đây, những người đi thuê nhà cũng như sinh viên không khỏi lo lắng trước thông tin chuẩn bị điều chỉnh lại giá điện. Ai cũng chung một nỗi lo, không biết chủ nhà định tăng lên bao nhiêu. Tăng giá là điều chắc chắn, nhưng vấn đề là tăng lên bao nhiêu khi mà với mức giá cũ, những người chủ cho thuê nhà cũng đã có lãi. 

“Từ lúc có thông tin tăng giá điện, ngày nào bác chủ nhà cũng nói bóng gió đến việc tăng tiền điện. Từ Tết đến giờ có một tháng mà bác chủ nhà mình rục rịch tăng giá nhà tới hai lần. Tình hình này chắc mình phải chuyển qua khu trọ khác thôi” - Sơn, sinh viên thuê nhà ở khu Cổ Nhuế cho biết.

Một phòng trọ thường chỉ có từ 2 đến ba sinh viên, ngoài chiếc máy tính và chiếc quạt, phòng nào chăm chỉ nấu ăn thì có thêm nồi cơm điện, vậy mà tiền điện một tháng của sinh viên gấp vài lần tiền điện sinh hoạt của cả gia đình họ ở quê. 

Hòa - sinh viên Thương mại tâm sự: “Mình giải thích lý do xin thêm tiền với gia đình là do nhà trọ tăng tiền điện nước, rồi tiền nhà chắc cũng sắp tăng lên. Một phòng nhỏ xíu thế này mà mình mất nhiều tiền hơn so với cả gia đình mình ở quê. Mẹ mình cứ than thở sao tiền điện nước lại đắt thế. Ở quê thì có cái gì tăng đâu, nông sản thì rẻ như cho, mà còn không bán được ấy”.

Điện tăng, nước cũng tăng theo

Tại các khu nhà trọ, giá nước tính theo đầu người dao động trong khoảng từ 25.000 – 50.000 đồng mỗi tháng. Mai – sinh viên Đại học Hà Nội đang thuê nhà tại khu Triều Khúc (Thanh Xuân) cho biết: "Mình ở đây cũng 4 năm rồi nên bác chủ nhà quý lắm, tiền điện của phòng mình là 2.000 đồng một số, tiền nước thì 25.000 đồng thôi, nước máy dùng thoải mái luôn. Trong khi đó, các khu trọ bên cạnh 2.500 đồng một số điện, còn tiền nước thì phải trả 50.000 đồng trên một người một tháng đó. Mà tình hình này còn tăng nữa”.

Sinh viên ký túc không phải đắn đo với giá điện nước.

Theo quy định, giá nước ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM không thấp hơn giá sàn quy định là 3.000 đồng/m3 và không được vượt mức giá trần là 12.000/m3. Thế nhưng tại các phòng trọ cho thuê trên địa bàn quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, Q.8… người thuê phòng đang phải chịu mức giá trên trời từ 10.000 đồng/m3 đến 17.000 đồng/m3 nước.

Phạm Thị Huyền, sinh viên trường ĐH DL Kỹ thuật công nghệ, thuê phòng trọ tại khu phố 4, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức cho biết, tiền nước mấy tháng trước là 8.000 đồng/m3, giờ lên 10.000 đồng/m3. Giá nước tăng ông chủ sớm muộn cũng tăng tiền, mấy khi chủ nhà chịu thiệt cho người thuê phòng.

“Tôi đi tìm phòng thuê ở Âu Dương Lâm, Q.8, phòng 3 người ở giá 1,5 triệu đồng/tháng sạch sẽ nhưng khi hỏi giá nước thì tôi bật ngửa: 17.000 đồng/m3 trong khi giá nước kinh doanh theo quy định chỉ khoảng 9.800 đồng/m3” - chị Lê Thị Nga, cán bộ làm việc tại một bệnh viện ở Q.7 nói.

Giá nước tăng, người dân mua nước cũng đắt hơn. Ảnh: Thái Phương

“Giờ tôi thuê phòng trong nhà nguyên căn, ở chung với chủ. Giá nước là 30.000 đồng/người/tháng không quy định xài bao nhiêu khối. Nghe 30.000 đồng tiền nước ít nhưng thực ra chủ nhà được tính theo giá nước sinh hoạt chỉ khoảng 4.000 đồng/m3. Rốt cuộc người thuê phòng đã gánh toàn bộ tiền nước trong một tháng cho nguyên căn nhà.”

Thậm chí, có nhà 5 nhân khẩu được Nhà nước hỗ trợ 4m3 nước/người/tháng nhưng không ở cho thuê lại mà vẫn tính giá 10.000 đồng/m3 đối với người thuê nhà.

Còn cô Hương, quê Lâm Đồng, thuê phòng tại phường 27, quận Bình Thạnh được 5 năm nói, mấy năm trước xài nước giếng khoan, người thuê phòng phải mua nước máy với giá 500 đồng/30 lít về xài. Từ ngày có nước máy chủ nhà tính 15.000/m3 cho đến nay. “Giờ giá nước tăng, tôi lại phải tốn thêm một khoản trong số tiền eo hẹp hàng tháng, chỉ người thuê phòng khổ”.

Đồng hồ “loạn”, người thuê phòng lãnh đủ 

“Có tháng phòng mình đội sổ lên tới 250.000 đồng tiền nước. Phòng ba người đi suốt ngày, xài quá lắm cũng chỉ khoảng chục khối nước” - Huyền bức xúc. “Hỏi ông chủ lắc đầu bảo đồng hồ sao tính vậy, không thích thì chuyển nhà trọ khác…”.

Theo thống kê của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, mỗi tháng một người dùng khoảng bốn khối nước với mức giá 4.000 đồng/m3 thì tốn 16.000 đồng. Như vậy, nếu giá nước là 10.000 đồng/m3, một tháng người thuê nhà trọ phải mất 40.000 đồng và giá 17.000 đồng/m3 sẽ là 68.000 đồng… Như vậy, so với giá nước sinh hoạt của người dân, người ở trọ phải tốn thêm khoảng 50.000 đồng tiền nước mỗi tháng.

Đồng hồ nước chạy không đúng khiến người ở trọ đau đầu. Ảnh: Thái Phương

Không chỉ tính giá cao hơn so với quy định mà đồng hồ nước của các chủ nhà trọ còn chạy loạn, khóa van nước đồng hồ vẫn quay, hư ống nước mà không biết, thất thoát nước chủ nhà chia đều tiền hao hụt….

“Có lần tôi thử hứng thùng phuy 70 lít, đồng hồ chạy đúng 1 khối nước. Khóa van nước, đồng hồ còn trớn quay thêm vài vòng chậm. Cuối cùng, tôi đành để nước chảy nhỏ giọt cả đêm được khoảng 20 lít nước xài vì nước chảy giọt thì đồng hồ không quay” - cô Hương cho biết thêm.

Lại thêm từ ngày 1/3, giá điện tăng thêm 8,92%, đẩy giá nước tăng khoảng 3-4% do chi phí tiền điện chiếm 30% chi phí giá thành sản xuất nước sạch.

Dù đã có quy định về giá nước kinh doanh, dịch vụ nhưng các chủ nhà trọ mỗi người hét một giá khác nhau. Mỗi lần giá nước, giá điện tăng, chủ nhà lại nâng lên một giá khác, chỉ người đi thuê phòng phải còng lưng gánh.

Đã đến lúc cần kiểm soát việc thu tiền nước tại các phòng trọ cho thuê để người lao động và sinh viên thuê phòng bớt khổ.

  • Thái Phương - Vũ Hà

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,