221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1169242
Miền Trung sốt sắng phòng dịch gia súc, gia cầm
1
Article
null
Miền Trung sốt sắng phòng dịch gia súc, gia cầm
,
- Ngày 26/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa phát hiện trên 2.000 con vịt chết không rõ nguyên do. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, dù dịch chưa xuất hiện nhưng địa phương này đã chủ động "đi trước một bước"...

Quảng Ngãi: Gia súc, gia cầm chết hàng loạt

Tại hộ chăn nuôi của ông Đỗ Văn Nam (đội 7, thôn Bình Tân, xã Trà Bình, huyện Trà Bồng), 2.300 trong tổng số 3.000 con vịt (2 tháng tuổi) lăn ra chết hàng loạt.

Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ thú y huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương đến hiện trường, tiến hành tiêu huỷ toàn bộ số vịt chết và 700 con vịt còn lại, sau đó lấy mẫu bệnh phẩm gửi thú y vùng IV Đà Nẵng để xét nghiệm.

Được biết, số vịt trên được ông Nam mua từ hộ ông Trần Văn An, một hộ nông dân làm nghề chăn nuôi gia cầm ở xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh.
Tiêm phòng vắcxin cúm gia cầm tại huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Ảnh: Trà Giang


Trước khi bán cho ông Nam, số vịt trên đã được nuôi thả tại hồ Hố Vàng, thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh. 

Thôn Vĩnh Tuy là nơi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi vào 2008. Sau đó dịch lan rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.

Theo lời ông An, ngoài số vịt đã bán cho hộ ông Nam, ông còn bán cho nhiều hộ chăn nuôi khác trong tỉnh.

Theo nhận định của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi, nếu số vịt trên nhiễm vi rút cúm gia cầm thì khả năng dịch lây lan trên diện rộng là rất lớn.

Cũng tại Quảng Ngãi, đàn bò 19 con của 14 hộ dân ở xã Sơn Dung và Sơn Tân, huyện Sơn Tây được phát hiện bị bệnh lở mồm long móng.

Chi cục Thú y Quảng Ngãi đã phối hợp với chính quyền địa phương huyện Sơn Tây tổ chức tiêu hủy toàn bộ số bò mắc bệnh, đồng thời tiến hành khử độc, khoanh vùng dịch.

Đà Nẵng: Chủ động phòng dịch

Tại Đà Nẵng, trước tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang bùng phát mạnh ở một số địa phương lân cận, thành phố này đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống cấp bách 


Phun thuốc tiêu độc khử trùng cho gia súc vận chuyển qua địa bàn Đà Nẵng Ảnh: HC

T
uy chưa phát hiện ổ dịch nào nhưng trước tình hình dịch bệnh trên gia súc và gia cầm đang lan rộng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhất là đang bùng phát mạnh ở một số địa phương lân cận, chiều 25/2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. 


Tại hai trạm kiểm dịch ở cửa ngõ ra vào phía Bắc và phía Nam TP là Kim Liên và Hoà Phước, lực lượng liên ngành tiến hành trực 24/24 giờ, kiểm soát việc lưu thông, tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật quá cảnh hoặc nhập vào Đà Nẵng. Gia súc và gia cầm, đặc biệt là lợn, có nguồn gốc từ Quảng Nam hoặc các địa phương có dịch bệnh chưa qua 21 ngày sẽ không được nhập vào TP.

 

Đặc biệt, trong bối cảnh địa phương lân cận là huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đang bùng phát dịch rất mạnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng cũng quyết định thành lập thêm các trạm kiểm soát tạm thời trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn với sự tham gia của các lực lượng công an, thú y, dân phòng… nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn từ Điện Bàn ra Đà Nẵng theo các tuyến đường Lê Văn Hiến, Sơn Trà - Điện Ngọc.

 

Theo yêu cầu của lãnh đạo Đà Nẵng, từ ngày 26/2, lực lượng quản lý thị trường thường xuyên tuần tra giám sát việc mua bán, giết mổ gia súc gia cầm tại các chợ, kiên quyết tịch thu tiêu huỷ thịt lợn không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y. Khi phát hiện hộ gia đình chăn nuôi nhỏ có gia súc, gia cầm bị dịch (dưới 10 con) thì UBND các quận, huyện trên địa bàn chịu trách nhiệm bố trí tiêu huỷ và khoanh vùng dập dịch.

 

Chi cục Thú y Đà Nẵng cho biết, hiện đã triển khai xong đợt 1/2009 tiêm vacine phòng bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia súc; đồng thời tiếp tục tiêm phòng bổ sung vacine cúm cho gia cầm tái đàn. Bên cạnh đó, đơn vị đang thực hiện nghiêm việc giám sát, tiêu độc khử trùng đối với những vùng có nguy cơ cao, ổ dịch cũ và vùng giáp ranh với các tỉnh TT-Huế, Quảng Nam. 

 

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có công điện yêu cầu các ngành, địa phương quy rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu chính quyền phường, xã, thôn, tổ dân phố trong phòng chống dịch nếu để xảy ra dịch trên địa bàn, kịp thời báo cáo UBND TP những địa phương, đơn vị lơ là trong công tác phòng chống dịch để có biện pháp xử lý.

  • Trà Giang - Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,