221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1172514
Sông Thị Vải chưa mừng hồi sinh lại đến lo... khí thải!
1
Article
null
Hậu Vedan:
Sông Thị Vải chưa mừng hồi sinh lại đến lo... khí thải!
,

 – Chạy ghe dọc sông Thị Vải trong những ngày đầu tháng 3, ai cũng có thể cảm nhận được mọi thứ từ dòng sông chết có vẻ đang dần hồi sinh sau gần 14 năm nước thải của Vedan “giết” sông Thị Vải. 

Dòng sông chết đang dần hồi sinh!

Dòng sông Thị Vải là con sông nước mặn, ngắn (dài khoảng 76km), lòng sông khá sâu (có chỗ sâu đến 60m). Với dòng chảy 4 lần đổi chiều trong ngày nên khả năng tự làm sạch của sông kém, chất ô nhiễm khó thâm nhập vào và ngược lại các chất bẩn thải ra cũng khó thoát ra ngoài để có thể được pha loãng.

Đa số những hộ dân sống dọc theo sông này làm nghề chài lưới vì khi Vedan và những khu công nghiệp chưa mọc lên bên dòng sông Thị Vải thì đây là con sông vô cùng trù phú, tôm cá đầy sông, dòng nước xanh biếc. Chính vì vậy, từ khi Vedan âm thầm biến sông Thị Vải thành màu cà phê, cuộc sống của những người dân sống dọc con sông này không ít lần sóng gió. Nhiều người đành bỏ nghề chài lưới kiếm bước mưu sinh.

 

Niềm vui có thực sự quay trở lại với những ngư dân sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ven sông Thị Vải?

Ngư dân Nguyễn Ngọc Tám, 32 tuổi, ngụ ấp 1B xã Phước Thái, huyện Long Thành cho biết: Từ khi khu công nghiệp mọc lên ở khúc sông này, đặc biệt là Vedan, nước sông càng ngày càng giống màu cà phê, không con tôm, con cá nào sống nổi… đành bỏ nghề chài lưới đi làm công nhân. Nay con cá đã trở lại, nước đã trong, quay lại nghề cha ông cảm thấy thoải mái, đây là nghề cha truyền con nối của gia đình”.

“Dù không được như xưa, nhưng bây giờ một ngày lênh đênh trên “dòng sông chết” cũng đánh bắt được một vài chục ký tôm cá. Mỗi chuyến đi đánh bắt như vậy, trừ chi phí xăng dầu cũng lời 200 – 300 ngàn đồng, cũng có bữa chỉ đủ tiền xăng dầu. Hiện trên sông Thị Vải, đánh bắt được chủ yếu là cá đối, cá dứa, cá chẽm, tôm…” – ông Dương Văn Phát, 48 tuổi, 3 đời làm nghề đánh bắt kể.

Gặp chúng tôi khi vừa trở về sau một đêm giăng câu trên sông Thị Vải, nhìn ông Trần Văn Khít có vẻ mệt mỏi, nhưng trên nét mặt vẫn hiện lên sự vui mừng vì đêm giăng câu tối qua thắng lớn. Ông khoe cái đêm bội thu của ông đã đem về cho ông 500 ngàn đồng. Rồi ông trầm ngâm “nghề sông nước không phụ ai cả chú ạ, nó luôn ưu ái những người bám trụ lấy nghề và sống chết cùng nó”.

Không chỉ vậy, các hộ dân sống bằng nghề nuôi tôm cũng đang chuẩn bị thu dọn ao kỹ lưỡng để chuẩn bị cho vụ nuôi sắp tới. Nông dân Trần Văn Lẹo cho biết, vuông tôm nhà tôi khoảng 9.000 m2, sau khi Vedan không còn xả thải chất độc hại ra sông Thị Vải, tôi bắt đầu nuôi tôm trở lại, chứ trước đây nước đen ngòm đâu dám nuôi. Vụ thu hoạch vào tháng 11/2008 vừa rồi dù không bằng trước đây nhưng cũng lời gần 80 triệu đồng.

Vẫn còn đó những nỗi lo

Mới đi đánh bắt về, vẫn còn khá mệt mỏi, ngư dân Năm Tuấn lại “ra khơi” chở chúng tôi đi trên sông Thị Vải để cảm nhận những đổi thay sau khi Vedan đã tháo dỡ hết những đường ống xả chui. Trước đây, khi con nước ròng, sông Thị Vải vẫn một màu đen kịt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nay dòng nước không còn đen, hết mùi hôi thối. Trẻ con, người lớn giờ có thể vô tư nhảy xuống sông tắm mà không sợ bị nổi mẩn ngứa.

Ngoài ra, nhiều hộ nông dân cũng phản ánh về tình trạng khí thải của nhà máy Vedan hiện nay làm ảnh hưởng khá nhiều đến cây trồng tại khu vực quanh nhà máy, làm cho cây trồng khu vực này không thể đơm hoa kết trái và hơn thế nữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Không chỉ vậy, cách đây ít ngày, nước sông lại có màu đen!

Hậu Vedan, vui một thì lo mười

Thực tế, khi chạy ghe (dù cách xa 4 ống khói đang nhả khói ì ầm hàng trăm mét) VietNamNet ghi nhận, những phản ánh của người dân phần nào có chứng cứ. Khói từ 4 ống khói lan tỏa ra bao phủ cả một vùng rộng lớn, nếu dừng ghe lại một lúc có thể ngạt thở vì khói. Cây cối đằng sau những ống khói này cháy trắng.

“Dù nước sông đã trở lại “bình thường” nhưng nhiều lúc thấy trong quá cũng sợ. Không biết có phải họ dùng hóa chất để làm sạch dòng sông hay không? – ngư dân Năm Tuấn băn khoăn. Vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Quang cũng cho biết “trong những lần tiếp xúc với các hộ dân tại xã Phước Thái, Phước An cũng có phản ánh như vậy”.

Tuy nhiên, theo kết quả của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai, nước sông Thị Vải có được như ngày hôm nay và mức độ ô nhiễm đã phần nào được cải thiện là do có sự bổ cập nước ngọt từ phía thượng lưu sông qua hiện tượng lũ lụt xảy ra vào ngày 8/9 – 10/9/2008.

  • Đoàn Quý

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>