221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1174238
Bệnh tay-chân-miệng vào mùa, diễn biến phức tạp
1
Article
null
TP.HCM:
Bệnh tay-chân-miệng vào mùa, diễn biến phức tạp
,

  - Bệnh sởi, sốt phát ban, tiêu chảy chưa thể khống chế hoàn toàn thì bệnh tay - chân - miệng lại bắt đầu vào mùa.

 

Theo nguồn tin từ Sở Y tế, mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng như Nhi Đồng 2 đều tiếp nhận từ 5 – 6 bệnh nhi nhập viện do mắc bệnh tay - chân - miệng (trong khi cả tháng 2 mới tiếp nhận 36 bệnh nhi).

TIN LIÊN QUAN

 

Theo Bác sỹ Lê Phan Kim Thoa - Phó Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh tay - chân - miệng gia tăng là do thời tiết khắc nghiệt. Trời nắng nóng kéo dài kèm theo mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho siêu vi trùng đường ruột phát triển, xâm nhập gây bệnh.

 

Mỗi năm có 2 mùa bệnh tay - chân - miệng là từ tháng 3 - 6 và từ tháng 9 - 12. Đây là thời điểm bệnh vào mùa” - Bác sỹ Thoa nhấn mạnh.

 

Đối tượng mắc phải bệnh này là trẻ em, chủ yếu dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, trẻ dưới 3 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao và bệnh trở nặng rất nhanh.

Bác sỹ Tuyền đang thăm khám cho trẻ bị bệnh tay - chân - miệng. Ảnh: Thu Hòa

 

Bệnh tay - chân - miệng có nguy cơ tử vong cao nhưng vẫn chưa có thuốc tiêm ngừa và thuốc đặc trị, các biện pháp can thiệp khi phát hiện trẻ bị bệnh chỉ là hỗ trợ để tránh gây ra những biến chứng cho bệnh nhi” - Bác sỹ Đặng Thị Thanh Tuyền (Khoa Nhiễm) nói.

 

Bác sỹ Tuyền cũng cho biết nhiều bệnh nhi diễn biến bệnh rất nhanh, từ khi phát bệnh cho đến lúc tử vong chỉ trong khoảng 5 ngày. Biểu hiện bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh nóng sốt bình thường của trẻ nên hầu hết các bệnh nhi nhập viện khi bệnh đã trở nặng, dễ gây biến chứng.

 

Vì vậy các bà mẹ không nên chủ quan, khi thấy trẻ có những biểu hiện nổi bong bóng nước, hồng ban ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối; lở miệng kèm theo sốt nhẹ thì gấp rút đưa trẻ đến bệnh viện; không nên tự điều trị ở nhà.

 

Từ lúc phát bệnh với những biểu hiện như trên, khoảng 2 ngày sau bệnh có thể trở nặng: tứ chi lạnh, yếu và bong da; sốt cao gây co giật; khi ngủ thường giật mình; trẻ lừ đừ…

 

Bệnh này lây lan qua đường ăn uống, nên cho trẻ ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, rửa tay kỹ lưỡng cho trẻ trước khi ăn. Những nơi làm bệnh dễ lây lan là trường học, khi trẻ mắc bệnh thì phải cho nghỉ học để cách ly.

 

  • Thu Hòa

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,