221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1174674
Sập dầm cầu Chợ Đệm chỉ là "tai nạn lao động"!
1
Article
null
TP.HCM:
Sập dầm cầu Chợ Đệm chỉ là 'tai nạn lao động'!
,

 - Một ngày sau vụ sập dầm cầu Chợ Đệm (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM), cơ quan chức năng đã xuống hiện trường khảo sát để tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố. 



Sáng 11/3, tại hiện trường vụ rơi dầm cầu Chợ Đệm trong dự án đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương, ông Đặng Trung Thành, Cục phó Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) đã có mặt tại vị trí xảy ra sự cố cùng với chủ đầu tư, đơn vị thi công và các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường.

Ghe thuyền chuyển hướng lưu thông

Toàn bộ khu vực hiện trường dầm cầu chợ Đệm bị sập được cơ quan chức năng giăng rào chắn bằng vải để bảo vệ hiện trường; ngăn chặn người dân hiếu kỳ đến xem có thể gặp nguy hiểm.

Lực lượng chức năng đã phong tỏa khúc sông Chợ Đệm. Toàn bộ xà lan, thuyền ghe đều phải lưu thông theo hướng khác.

Hai bên bờ sông, các xe cẩu của Công ty cổ phần xây dựng 11 Thăng Long cũng được huy động sẵn sàng trục vớt dầm cầu bị rơi.

Buổi chiều cùng ngày, đơn vị thi công là Công ty cổ phần cầu 11 điều khoảng 20 công nhân tiến hành khoan cắt thu dọn hiện trường.

Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Lê Du An

Hai sà lan cần cẩu loại 80 tấn và 130 tấn của Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới cũng sẽ có mặt vào ngày 12/3 để hỗ trợ trục vớt phần dầm cầu bị gãy còn nằm dưới lòng sông. Đồng thời, cũng sẽ lấy thanh dầm cong ra khỏi vị trí và đưa 2 dầm mới vào thay thế để đảm bảo tiến độ.

Theo ông Lê Hải Sơn, Trạm trưởng Trạm quản lý đường thủy nội địa Phú An (thuộc Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 10), hàng ngày trên sông Chợ Đệm có khoảng từ 100- 150 phương tiện thủy lớn qua lại. Sau sự cố này, việc giao thông ngang qua đoạn sông này phải tạm ngưng. Tàu thuyền được chuyển hướng đi vào kinh Nước Mặn (Cần Đước - Long An) về sông Cần Giuộc để vào TP.HCM và ngược lại.

Ông Đỗ Ngoc Dũng, Phó ban Quản lý dự án Mỹ Thuận loại bỏ nguyên nhân do bản vẽ thiết kế kỹ thuật và do hiện tượng sụt lún. Ảnh: Lê Du An

“Các tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây lên TP.HCM và ngược lại bị chặn ở hai đầu sẽ chuyển sang lưu thông ở đường kênh Nước Mặn, sông Cần Giuộc vào bến Phú Định. Sự cố sập dầm cầu này tương tự như sự cố sập cầu Bình Điền vào năm 1998. Các phương tiện giao thông đường thủy sẽ lưu thông trở lại khi công tác khắc phục sự cố hoàn tất” - ông Sơn nói.

Dầm cầu gãy không phải do lún sụt

Cũng trong sáng 11/3, ông Đỗ Ngoc Dũng, Phó ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đại diện chủ đầu tư công trình cho biết, đơn vị thi công phải lo toàn bộ chi phí mai táng cho công nhân bị tử vong và viện phí cho công nhân còn đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Hiện chưa biết mức hỗ trợ cho 2 công nhân gặp nạn là bao nhiêu, nhưng đơn vị thi công đã mua vé máy bay cho thân nhân người bị nạn vào TP.HCM nhận thi thể.

Hiện trường được phong tỏa để phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Lê Du An

Theo ông Dũng, sự cố xảy ra hoàn toàn do rủi ro, mang tính chất một tai nạn lao động. Những khả năng do bản vẽ thiết kế sai kỹ thuật hoặc lún sụt là không thể.

Nói về khối bê tông thanh dầm bị gãy và cong, ông Dũng giải thích bản chất của bê tông rất dòn. Bê tông chỉ chịu được lực kéo, nếu hai đầu cẩu nâng lên bị vênh lập tức sẽ có sự cố xảy ra.

“Hiện nay chúng tôi vẫn đảm bảo thi công đúng tiến độ hoàn thành vào cuối tháng 6/2009. Trước mắt, sẽ lập phương án thu dọn hiện trường, khai thông luồng lạch theo đúng chỉ đạo của UBND TP.HCM” - ông Dũng nói.

Vụ sập dầm cầu Chợ Đệm xảy ra khi Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) năm 2009 sắp được tổ chức (từ ngày 15-21/3) tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ XI năm 2009 góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo hộ lao động cho cả người sử dụng lao động và người lao động, góp phần ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố cháy nổ.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, năm 2008, cả nước xảy ra 5.836 vụ tai nạn lao động, làm chết 573 người, bị thương 6.047 người và 1.262 người bị thương nặng. Các loại tai nạn lao động phổ biến vẫn là điện giật (26,7% số vụ, 22,6% số người chết); ngã từ trên cao (17,6% số vụ, 19,8% số người chết)…

  • Lê Du An - Thái Phương 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,