221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1175338
Khử trùng, tiêu độc sông Nhuệ sau vụ cá chết
1
Article
null
Hà Nội:
Khử trùng, tiêu độc sông Nhuệ sau vụ cá chết
,

 - Chủ tịch TP Hà Đông Phạm Khắc Tuấn vừa giao trách nhiệm cho các đơn vị y tế khử trùng tiêu độc môi trường các xã, phường nơi sông Nhuệ chảy qua, phòng dịch bệnh sau khi phát hiện cá chết hàng loạt...

Khử trùng tiêu độc sông Nhuệ

Dù hàng tấn xác cá dọn bể đã được vớt lên suốt từ 9/3, lãnh đạo thành phố này vẫn tiếp tục giao Công ty Môi trường đô thị Hà Đông khẩn trương thu gom xác cá và rác rưởi, xử lý triệt để.

Cá dọn bể chết nổi đầy sông Nhuệ tháng 3/2009. (Ảnh: Chi cục bảo vệ môi trường)

Theo ông Phạm Khắc Tuấn, mỗi xã, phường có sông Nhuệ đi qua (Mộ Lao, Văn Quán, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Kiến Hưng, Vạn Phúc, Phúc La) đều đã cử một đồng chí lãnh đạo trực tiếp nắm bắt tình hình cá chết trên sông, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng cùng có biện pháp xử lý.

Nguyên nhân khiến cá chết dày đặc mặt sông đoạn từ cầu Am đến cầu Hà Đông bước đầu được các cơ quan chức năng xác định do ô nhiễm nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, không phải đến khi cá chết hàng loạt trên sông Nhuệ như vừa qua cơ quan chức năng mới phát hiện ra ô nhiễm, mà con sông này đã "nổi tiếng" về mùi, về rác, về sự cạn kiệt dòng chảy, thu hẹp lòng sông từ đã lâu...

TIN LIÊN QUAN

Từ năm 2007, một hội nghị liên tỉnh đã được tổ chức, bàn "Đề án tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ - sông Đáy". Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường & Nhà đất Hà Nội khi đó đã cho biết, trong phạm vi hệ thống sông Nhuệ - Đáy có tới 700 nguồn nước thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện và sinh hoạt. Mỗi ngày các sông này phải tiếp nhận khoảng 800.000m3 nước thải sinh hoạt, một nửa trong số đó là Hà Nội (cũ) thải ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt.

Hà Tây cũng là nguồn gây ô nhiễm chính bởi hàng loạt
làng nghề truyền thống ven sông. Từ lâu dân đã không thể nuôi, thả cá ở nhiều đoạn thuộc hệ thống sông này. Tình trạng ô nhiễm tại hệ thống Nhuệ - Đáy (kể trên) thậm chí đã khiến người dân gọi đó là "có một dòng sông sắp qua đời".

Sự "hy sinh" của hàng nghìn con cá dọn bể - một giống cá khỏe, gần như duy nhất trụ lại được trong môi trường nước sông Nhuệ vừa qua chỉ như thêm một lời "nhắc nhở" đối với cơ quan chức năng, để "Đề án tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ - sông Đáy" không chỉ mãi bàn và nằm trên giấy.

Chưa tìm được "thủ phạm" gây ô nhiễm

Hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Nhuệ (Hà Nội) gây bức xúc nhiều hộ dân sống xung quanh. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưỡng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội.

- Thưa ông, đến thời điểm này đã xác định nguyên nhân chính xác dẫn tới cá chết hàng loạt ở sông Nhuệ chưa?

Nguyên nhân là nước ô nhiễm và có mùi. Tất cả các mẫu nước lấy tại 10 điểm dọc dòng sông vừa được chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích đều có nồng độ ô nhiễm vượt quá mức cho phép.  Ví dụ lượng ôxi hòa tan vượt từ 14 – 26 lần; một số chỉ số COD, BOD đều vượt quy định.

- Đó là nguyên nhân chung. Xảy ra hiện tượng cá chết đồng loạt bất thường như vậy thì có điểm gì khả nghi hay không?

Nguyên nhân của sự ô nhiễm là do hệ thống nước thải chảy xuống sông, kể cả nước thải các khu công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt đều chưa được xử lý. Bây giờ để giải quyết tình trạng này thì 5 tỉnh có lưu vực sông đang chỉ đạo các ngành chức năng điều tra khảo sát dọc tuyến, nhất là các điểm xả thải để đánh giá rõ mức độ ô nhiễm của từng dòng chảy. Sau đó điều tra ngược lên trên để xem nước chảy ra sông là thuộc nguồn nào, từ đó có những biện pháp xử lý nguồn đó.

- Hiện nay, theo ông, đơn vị nào có lượng nước thải và rác thải chưa qua xử lý xả ra sông Nhuệ nhiều nhất?

Chúng tôi chưa khảo sát nguồn thải nhiều hay ít mà mới chỉ đi khảo sát được là lấy ở các điểm xả thải, những chỗ xả để đánh giá mức độ ô nhiễm của nó chứ chưa đo được lưu lượng nước chỗ nào chảy ra nhiều, chỗ nào chảy ra ít.

- Chi cục Bảo vệ môi trường có tính được tổng lượng nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra sông Nhuệ hay không thưa ông?

Tất cả con số bây giờ chỉ là ước tính thôi! Vì chưa điều tra kỹ nên chưa có số liệu chính thức.

- Thưa ông vì sao dòng sông đã bị ô nhiễm từ lâu mà đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có một số liệu rõ ràng nào để mà tìm hướng khắc phục? Cơ quan chức năng cũng chưa có cuộc điều tra chi tiết nào về mức độ xả thải của các doanh nghiệp để tìm hướng xử lý?

Nói vậy thì rất khó! Cái này cũng không đơn giản vì  ngay cho đến bây giờ nhiều tỉnh vẫn chưa hề cấp kinh phí cho công tác khảo sát này. Để điều tra khảo sát đương nhiên phải có kinh phí nhưng hiện nay nhiều tỉnh chưa được cấp.

Thật ra, nước của một dòng sông gồm nhiều tỉnh thành phố. Sông Nhuệ chảy qua địa bàn của 5 tỉnh, thành phố. Dọc tuyến của các tỉnh, thành phố này có nhiều điểm xả thải. Việc điều tra một cách kỹ lưỡng toàn bộ điểm xả thải này từ mức độ ô nhiễm cho đến khối lượng nước thải, chất thải chảy ra là một việc rất lớn, cần được đầu tư không những đầu tư về con người mà cả thời gian và kinh phí nữa. Chính vì vậy, hiện các tỉnh đang nỗ lực điều tra việc này. Khi có kết quả điều tra khảo sát rồi mới nói đến biện pháp làm thế nào để ngăn chặn tình trạng đó.

- Vậy công tác điều tra khảo sát đó thì ưu tiên vào khâu nào và những điểm nóng nào trước?

Trên lưu vực sông thì có những điểm xả thải nhiều, điểm xả ít. Chúng tôi sẽ lấy những điểm nào nước chảy ra nhiều là một những điểm ưu tiên. Thứ 2 là những điểm thuộc nước của khu công nghiệp, làng nghề thì đương nhiên là ưu tiên hơn là nước sinh hoạt của người dân.

- Để xảy ra tình trạng này thì trách nhiệm của các chi cục trong lưu vực sông là đến đâu?

Trách nhiệm của chúng tôi là cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND TP Hà Nội. Khi biết tình trạng ô nhiễm xảy ra này chúng tôi báo cáo UBND TP để Ủy ban có biện pháp. Ví dụ các khu công nghiệp không xây dựng khu xử lý nước thải thì thậm chí trách nhiệm để xây dựng khu xử lý này cũng không phải là của UBND TP mà thuộc các khu công nghiệp. 

Như vậy UB phải yêu cầu các đơn vị phải xây dựng. Tuy nhiên việc xây phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân ví dụ như: bố trí đất đai, kinh phí và ý thức con người. Sau khi khảo sát xong thì sẽ có bản kiến nghị chính thức báo cáo UB để có hướng xử lý tổng thể trên toàn địa bàn. Đối với KCN như thế nào, làng nghề ra sao, người dân như thế nào.v.v... để có thể nhanh chóng đưa sông Nhuệ thoát ô nhiễm.

- Tuy nhiên theo quy định thì các đơn vị này phải có khu xử lý nước thải mới được sản xuất. Như vậy để xảy ra việc doanh nghiệp xả thải chưa qua xử lý có sự buông lỏng quản lý?

Các nhà máy, KCN có 2 dạng. Một dạng là họ thành lập từ trước khi có ngành môi trường và họ vẫn tiến hành sản xuất từ đó đến nay. Và cũng không có hệ thống xử lý. Thứ 2 là có một số nhà máy xí nghiệp xây dựng sau này thì khi làm họ có báo cáo đánh giá tác động môi trường và được phê duyệt. Trong báo cáo đó thì họ có đề ra biện pháp sẽ xây dựng trạm xử lý. Tuy nhiên, sau đó họ cũng chưa xây dựng. Trách nhiệm của mình là phải yêu cầu họ lập lại, phải có hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước thải ra là trong sạch nhưng bên chúng tôi chỉ là kiến nghị. Chúng tôi cũng có đi kiểm tra phát hiện chưa có nhưng chỉ mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng. Còn họ xây dựng thì cả tỷ đồng và để vận hành thì lên tới hàng chục triệu đồng mỗi ngày. Đây là do vướng mắc từ luật. 

- Xin cám ơn ông!

  • Thanh Trường - Thoại Mi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,