- Không kể nắng mưa, rét mướt, họ âm thầm ngâm mình dưới biển để tìm kiếm hải sâm, bán lại cho thương lái kiếm tiền sinh sống. Một ngày, nếu khai thác được nhiều, một người có thể được tới 20 kg. Chùm ảnh đi tìm hải sâm do CTV VietNamNet thực hiện tại vùng biển Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người khai thác hải sâm này không phải dân bản địa. Họ là ngư dân ở vùng biển Sầm Sơn, xã Quảng Cư, xã Quảng Hưng đến xã biển Hải Thanh để tìm hải sâm, sau khi đã khai thác nhiều ở địa phương mình.
Với loại hải sâm này, người dân khai thác một cách đơn giản hơn nhiều so với các nơi khác. Theo một người dân cho biết, họ tìm hải sâm như nạo ngao, có nghĩa là đi giật lùi dưới biển. Khi nào chân chạm thấy thì lặn xuống lấy dao cắt hải sâm và mang lên bờ. Những chân còn lại của hải sâm nằm sâu dưới cát biển sẽ mọc tiếp.
Hải sâm đang được khai thác bừa bãi tại vùng biển Tĩnh Gia (Thanh Hoá)
Một cân hải sâm không ngâm nước được bán với giá 35.000 đồng/kg; loại ngâm nước được bán 15.000 đồng/kg. Khai thác xong, người dân chủ yếu bán cho một số thương lái Trung Quốc sang mua.
Chùm ảnh khai thác hải sâm tại vùng biển Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá):
Những người khai thác đi giật lùi dưới biển, khi nào chân chạm phải hải sâm thì lặn xuống, dùng dao cắt |
Đa số những người khai thác hải sâm từ các vùng khác trong tỉnh |
Có nhiều loại hải sâm, nhưng loại này chỉ có giá 35.000 đồng/kg không ngâm nước |
Sau khi ngâm mình dưới nước, không phải ai cũng thành công |
Cắm dao và xâu hải sâm xuống cát để tranh thủ nghỉ ngơi |
Những phút giải lao sau khi ngâm hàng giờ dưới nước |
Sau khi tìm được hải sâm, người khai thác đã bán lại cho một số thương lái Trung Quốc qua mua... |
Theo họ, một người làm nhiều, một ngày có thể kiếm được 20 kg hải sâm |
Những nhóm người này đã đi khai thác hải sâm ở rất nhiều nơi trên địa bàn Thanh Hoá với hình thức bừa bãi, tự do nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có phương pháp nào quản lý, gìn giữ tài nguyên biển... |
- Lê Hồng Quang