221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1189506
VN không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài
1
Article
null
VN không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài
,

   - Tình trạng cả chục ngàn người lao động phổ thông nước ngoài tràn vào Việt Nam làm việc tự do hoặc làm trong nhiều dự án khiến dư luận không khỏi nghi ngại về tính vi phạm pháp luật khi sử dụng những lao động này. Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH) khẳng định, Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc chứ không chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài.

- Thưa ông, Cục có nắm được con số lao động phổ thông ngoài nước làm việc ở Việt Nam không?

 

Con số lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 50.000 người, trong đó có cả lao động phổ thông, nhưng con số này được các Sở LĐTB&XH báo lên thì rất ít.

Ông Lê Quang Trung. Ảnh: VĐ.
- Vậy, theo pháp luật Việt Nam, lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam phải đảm bảo những điều kiện gì? 


Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc tại Việt Nam ở vị trí quản lý, điều hành và là các chuyên gia, không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài. Bởi, thực tế Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ cao, nhất là những ngành nghề sử dụng công nghệ thiết bị mới. Chính vì vậy, việc cần tuyển lao động có trình độ rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

Nghị định 34/2008/NĐ - CP ngày 25/3/2008 quy định rõ, đối tượng phạm vi các DN, các tổ chức được tuyển lao động nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện cơ bản: Người lao động phải đảm bảo trình độ chuyên môn kỹ thuật, không vi phạm pháp luật, đảm bảo về sức khỏe và phải có giấy phép lao động trước khi vào Việt Nam làm việc…

 

Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam là không cho lao động nước ngoài có trình độ phổ thông vào Việt Nam làm những công việc phổ thông.

 

Công nhân Trung Quốc trên công trường bô-xít Tân Rai.

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý.
- Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

Trích Nghị định 34/2008/NĐ-CP
- Như vậy, theo Nghị định 34NĐ - CP của Chính phủ, lao động phổ thông nước ngoài không được vào Việt Nam làm việc. Nhưng, thực tế hiện nay ở nước ta nhiều nơi vẫn có hàng nghìn lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc tại nhiều công trình xây dựng lớn, ông đánh giá thế nào về tình trạng này?

 

Đối với các nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam, nhà thầu phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam: người nước ngoài vào Việt Nam phải được Việt Nam cấp giấy phép lao động. Giấy phép lao động do Sở LĐTB&XH cấp dựa trên mẫu sẵn của Bộ LĐTB&XH.

 

Thời gian qua, có một số nhà thầu có đưa một số lao động phổ thông sang làm việc ở một số dự án. Có một hiện tượng là đầu năm ngoái do tình hình trượt giá, giá cả tăng, nhiều nhà thầu phụ bỏ gói thầu nên nhiều nhà thầu nước ngoài đưa lao động của họ vào Việt Nam làm việc.

 

Ở một số địa phương, khi kiểm tra ở nhiều nhà thầu cho thấy có nhiều lao động không có giấy phép lao động, không có giấy chứng nhận trình độ chuyên môn kỹ thuật. Như vậy, theo quy định, nhà thầu và chủ đầu tư không thực hiện đúng quy định của pháp luật dù các chủ đầu tư, nhà thầu này đã được các Sở LĐTB&XH nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở.

- Vậy đối với những chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm đưa lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam làm việc thì sẽ xử lý như thế nào thưa ông?

 

Trước hết, hướng dẫn họ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu họ không thực hiện thì thanh tra sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

 

Còn nếu họ cố tình không thực hiện thì theo Nghị định 34 đã nói rõ: Trong trường hợp cố tình không thực hiện thì Sở LĐTB&XH đề nghị Bộ Công an trục xuất lao động phổ thông nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

 

- Xin cám ơn ông!

Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam

Trong cuộc toạ đàm về kích cầu xây dựng ngày 27-3 do Tổng hội Xây dựng VN tổ chức, ông Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN - khẳng định các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất...
 
“Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được”...
Vừa đi cùng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Công Lục - vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ - công nhận “một công trình nhưng công nhân Trung Quốc sang tới hơn 2.000 người”.

Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN cho biết: Đ
ặc trưng của nhà thầu Trung Quốc là họ không thuê nhân công VN mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại. (Theo Tuổi Trẻ - ngày 28/3/2009)

  • Vũ Điệp (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,