221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1190906
Tréo ngoe phiếu kín "tín nhiệm" dự án sai luật
1
Article
null
Tréo ngoe phiếu kín 'tín nhiệm' dự án sai luật
,

 - Đông đảo cư dân Trung Tự đã nhiều lần bỏ phiếu trong đời, nhưng bỏ phiếu "đồng ý" hay "không đồng ý" cho một dự án mà họ biết rõ mười mươi là sai qui hoạch đã được phê duyệt, sai mục đích sử dụng đất và vi phạm pháp luật thì đây là lần đầu tiên!

Khiên cưỡng và hài hước

Việc lấy ý kiến này ngay khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo đã được dân khu vực và dư luận chung đánh giá là "cần nhưng chưa đủ". Đầy đủ hơn - theo chỉ đạo của chính ông Thảo và mong muốn của cộng đồng xã hội, là còn phải rà soát lại toàn bộ thủ tục trình tự đầu tư dự án, xem lại vấn đề qui hoạch... Quan điểm của Chủ tịch Thành phố khi giải quyết các vấn đề tương tự được phát hiện vừa qua (khách sạn SAS, trung tâm thương mại 19/12) trước tiên luôn là kiểm tra tính pháp lý của dự án, xem có triển khai đúng qui định của pháp luật hay không?

Chính vì vậy, rất đông cư dân Trung Tự và dư luận nói chung tin rằng, dự án vi phạm nhiều luật pháp hiện hành, đồng thời sai qui hoạch đã được phê duyệt này sẽ không thể lấn chiếm vườn hoa duy nhất của khu dân cư thuộc một quận hiện có chỉ tiêu diện tích công viên cây xanh thấp nhất Thủ đô (0,05m2/người).

Vườn hoa Con Voi bị quận, phường rào tường xây chợ, các bô lão đã phải phá một đoạn tường gạch kiên cố mới có được góc nhỏ để toàn thể nhân dân trong khu vực chia ca ngày - đêm tập luyện thể thao... (Chụp tháng 4/2009 - Ảnh: T.M)

Còn việc lấy ý kiến theo kiểu "sinh con rồi mới sinh cha", tức là xin ý kiến về một dự án đã được khẳng định thực hiện theo ý kiến của tuyệt đại đa số người dân Trung Tự từ gần 5 năm trước, lại sai qui hoạch đã được phê duyệt, vi phạm pháp luật - trong quan niệm của  đông đảo cư dân tại đây là chuyện vừa khiên cưỡng vừa hài hước!  

Hơn nữa,  cả trước, trong và sau việc "bỏ phiếu kín", những người trong cuộc đã phát hiện quá nhiều điều không minh bạch, thiếu dân chủ, thiếu khoa học: từ phạm vi, đối tượng lấy ý kiến; tổng số phiếu phát ra, thu lại; hình thức, nội dung lá phiếu... đến thể lệ bỏ phiếu; tổ chức giám sát việc thu, phát, tổng hợp phiếu tại quận, phường...

TIN LIÊN QUAN

Người dân đã bước vào cuộc bỏ phiếu "có một không hai" với những tâm trạng mà nói như cư dân Trần Thị Giang (102 G1 Trung Tự) là "hoang mang, nghi ngờ lẫn nhau, mất đoàn kết". Người thì bị qui kết, người thì bị tước quyền, cách thức tổ chức thì áp đặt, tờ rơi không nguồn gốc (không rõ ai chịu trách nhiệm) chỉ rặt tuyên truyền một chiều vung vít khắp nơi...

Các cán bộ "vai vế một tí" thì ra sức công kích những cư dân đã phát biểu trên báo đài mà theo người hiểu chuyện là hòng làm gương, hạn chế những người khác nêu ý kiến - song đã không thể ngăn được người dân xì xào bàn tán đầu đường, cuối chợ, trên hành lang, dưới cầu thang, trong quán nước, hàng ăn hoặc đến nhà nhau nhỏ to... về một sự kiện rõ là "xưa nay hiếm" tại khu dân cư của họ!!!

Nhiều giả thiết đã được người dân đặt ra nôm na đầy tính "dân gian": Nào là rõ ràng về độ gần gũi thì quận, phường gần Thành phố hơn dân - phải chăng việc lấy ý kiến này chính là ý tứ của quận, phường mà Thành phố chỉ là "người phát ngôn" nhằm giúp quận, phường có lý do hợp thức hóa dự án sai trái kia, vì với kiểu lấy ý kiến cả những khối nhà sát chợ Kim Liên cho dự án chợ Con Voi thì chưa bỏ phiếu đã biết vườn hoa "thua" chợ? Nào là ô 127 lẽ ra lập chợ tạm này ở đấy vì đến nay vẫn đầy đất trống, nhưng không ai nhắc đến - phải chăng vì đất trống ấy đang được cho thuê, sinh lời vào túi nhiều cán bộ cốt cán và trong tương lai, nếu không thể triển khai dự án trung tâm thể thao thì sẽ được phân lô bán nền?

"Liệu việc bỏ phiếu trong bầu không khí mất đoàn kết, nửa tin nửa ngờ như thế có cho kết quả chính xác, thuyết phục không hay lại làm mất hết mục đích, ý nghĩa việc lấy ý kiến này?" - bà Giang đặt câu hỏi. Cũng như bà, nhiều công dân khác chẳng hào hứng gì với việc bỏ phiếu. Thế rồi, cũng chính trong cộng đồng ấy lại xuất hiện những ý kiến trấn an như của anh Nguyễn Ngô Tráng Kiện (101 G1): "Chúng ta phải có lòng tin. Tại sao bà con cứ bàn tán xì xèo mà không tin rằng Thành phố sẽ quyết định đúng chứ không thể chỉ căn cứ vào mấy lá phiếu?!"...

Thu thập ý kiến để tiếp tục... làm trái pháp luật? (Chụp ngày 11/4/2009 - Ảnh: H.H)

Hài hước hơn, nhiều cư dân đến nay vẫn không hiểu tại sao lại phải bỏ phiếu cho một "dự án đã rồi" chưa bao giờ là nguyện vọng của mình, đồng thời là dự án "sai lè" mà hơn ai hết Thành phố Hà Nội phải biết cái sai đó và có trách nhiệm quyết định.

Thành phố còn băn khoăn - quận, phường đã quyết?

Theo Kế hoạch phường Trung Tự đặt ra, những ngày 10, 11 và 12/4 vừa qua là khoảng thời gian các hộ gia đình hiện đang sinh sống tại khu vực Trung Tự cử đại diện đi bỏ phiếu. Ngày 13/4 UBND phường đã "khóa sổ", tổng hợp báo cáo quận và Thành phố việc này.

Nhưng, như đã phản ánh, trong rất nhiều vấn đề còn mập mờ, thiếu khoa học của cuộc bỏ phiếu (kể trên) thì một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất là phạm vi, đối tượng được lấy ý kiến - lại là điều đến phút chót bỏ phiếu và tận lúc này, người dân vẫn chưa được biết!

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng ngày 15/4: "Tôi định sẽ mời họp, bàn về phạm vi lấy ý kiến, nhưng..."

Chưa kể những vấn đề khác, hàng loạt câu hỏi của người dân về phạm vi, đối tượng đến nay chưa được trả lời: Tổng số bao nhiêu khối nhà, gồm bao nhiêu hộ gia đình được lấy ý kiến trong đợt này? Tại sao không lấy ý kiến tập thể giáo viên, phụ huynh, học sinh 2 trường cạnh đó? Đối tượng, phạm vi lấy ý kiến được lựa chọn theo tiêu chí nào, dựa trên nghiên cứu nào, thông qua cấp nào hay tự quận, phường quyết định? Các khối nhà liền kề vườn hoa Con Voi khi tính toán có được hưởng hệ số ưu tiên để đảm bảo công bằng không (vì trực tiếp ảnh hưởng ô nhiễm, tiếng ồn và ách tắc giao thông hơn các khối nhà ở xa nếu chợ xây tại vườn hoa)?...

Làm việc với báo chí chiều 15/4/2009, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cho hay ông đã dự định sẽ mời quận Đống Đa, Sở Qui hoạch-Kiến trúc và Sở Xây dựng cùng họp bàn về phạm vi lấy ý kiến để tránh trường hợp chợ nếu xây chỉ ảnh hưởng đến bà con các khối nhà lân cận thôi (ví dụ 200 hộ) nhưng lại lấy ý kiến rộng ra (800 - 1.000 hộ ở tít xa chẳng hạn) thì các hộ xa sẽ rất thích chợ vì đâu có ảnh hưởng đến họ, và thiểu số sẽ phải phục tùng đa số nhưng kết quả đó không phản ánh đầy đủ bản chất vấn đề.

"Tôi định sẽ mời họp nhưng chưa mời vì đi công tác vừa về, không biết ở nhà các đồng chí ấy đã làm chưa, kết quả thế nào?! Nếu đã làm rồi tôi sẽ hỏi xem có phù hợp không" - Phó Chủ tịch Tưởng nói sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc 3 ngày: "Nếu lấy sân Con Voi là tâm điểm, phạm vi lấy ý kiến theo tôi chỉ giới hạn là một đơn vị thấp nhất, phạm vi nhỏ nhất trong qui mô của một khu nhà ở hoặc tiểu khu nhà ở, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân".

Ông Tưởng khá băn khoăn trước định nghĩa có nên gọi phạm vi nhỏ nhất đó là "đơn vị ở" hay không?! Có thể thấy, lãnh đạo Thành phố đã hiểu, suy nghĩ và đánh giá được vấn đề phạm vi, đối tượng trong trường hợp này là quan trọng, để có một kết quả công bằng, sát thực - tuy nhiên Phó Chủ tịch được giao phụ trách vấn đề này của Thành phố thậm chí chưa kịp họp để thống nhất chỉ đạo thì quận Đống Đa, phường Trung Tự đã tự quyết định và tiến hành xong xuôi rồi!?

Băn khoăn này của lãnh đạo Thành phố đã được minh chứng ngay bằng thực tế: "Chợ tạm" phục vụ trong khu - ai cũng hiểu không thể là một chợ lớn, hoành tráng phục vụ dân tứ xứ, vãng lai như kiểu trung tâm thương mại Hàng Da, Cửa Nam... nhưng phạm vi lấy ý kiến lại rộng ra cả những khối nhà cách chưa đầy 100m là đến chợ lớn Kim Liên và nhiều siêu thị! Kết quả bỏ phiếu tại các khối nhà sát vườn hoa nhất đều gần như phản đối tuyệt đối dự án chợ (nhà E5b thu về 22 phiếu thì 21/22 không đồng ý, nhà G1 thu về 42 phiếu thì 38/42 không đồng ý...) song chính vì không ai biết trước về "mẫu số" và "mẫu số" quá mông lung nên những người không đồng ý sẽ được so với tổng số là bao nhiêu thì hoàn toàn tùy vào "ông" quận Đống Đa, phường Trung Tự!

Thế mới có chuyện lúc thì dân đọc một tờ báo của Hà Nội thấy kết quả là 83,85% phiếu đồng ý xây chợ, lúc thì nghe Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tuyên bố trước HĐND TP là 70% hộ gia đình đồng tình xây (còn người dân thì từ hôm bỏ phiếu đến nay không nhận được bất cứ thông tin chính thức nào về kết quả cuộc bỏ phiếu mà họ đã tham gia từ quận, phường; cũng vẫn chưa được trả lời bất kỳ thắc mắc nào...) khiến họ tiếp tục "không biết thế nào mà lần"!

Thử hỏi, những khối nhà có gần 100% phiếu hộ dân bất đồng với dự án (như E5b, G1 quanh vườn hoa...) làm sao "áp đảo" nổi cả khu vực rộng lớn, nhưng khi chợ xây thì cả khu vực có bị ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ách tắc giao thông như họ không, trong khi những khu ở xa kia lại đã có nhiều chợ khác? (Chụp tháng 4/2009 - Ảnh: T.M)

Phó Chủ tịch Tưởng cũng đồng thời xác nhận vào ngày 15/4: "Kế hoạch tổ chức xin ý kiến đại diện các hộ dân khu vực Trung Tự về việc xây dựng chợ tạm tại khu đất Con Voi" của UBND phường Trung Tự hoàn toàn do chính quyền cơ sở tự lập và quyết định chứ không phải thông qua Thành phố.  

Tóm lại, về việc này, Thành phố Hà Nội chỉ chỉ đạo ngắn gọn (thể hiện tại công văn 2306 - căn cứ duy nhất phường, quận dựa vào để "triển khai nội dung chính của hội nghị xin ý kiến" được nêu trong Kế hoạch) rồi sau đó chờ báo cáo! Đã không có mặt Thành phố, người dân hoặc bất kỳ một hội xã hội nghề nghiệp, tổ chức khoa học hay cơ quan nghiên cứu nào tham gia giám sát, phản biện và cuối cùng là kiểm tra, rà soát những vấn đề quận Đống Đa, phường Trung Tự tiến hành và quyết định trong cuộc lấy ý kiến về chính dự án quận, phường này là "cha đẻ".

Người dân chỉ được tham gia duy nhất công đoạn kiểm phiếu tại tổ, nhưng lại không biết có bao nhiêu tổ cùng được phát phiếu, không biết tổng số phiếu được đóng dấu (có giá trị pháp lý) được phát ra cho cả khu vực là bao nhiêu, có vượt trội so với nhóm đối tượng, phạm vi quyết định lấy ý kiến hay không... và khi tổ nào biết tổ ấy xong - phiếu được chuyển về tổng hợp tại quận, phường thì người dân hoàn toàn ngoài vòng kiểm soát! 

"Qui hoạch không phải chuyện chia chác!" - KTS cảnh quan Trần Thanh Vân

KTS cảnh quan Trần Thanh Vân

"Vườn hoa Con Voi là qui hoạch đã duyệt. Duyệt một qui hoạch chi tiết 1/500 dù ở địa bàn nào trách nhiệm cũng đều thuộc cấp Thành phố. Viện Qui hoạch Thành phố phải vẽ, Chủ tịch UBND TP phải phê duyệt.

Không thể có chuyện nhầm lẫn giữa quản lý hành chính với quản lý qui hoạch. Bởi thế cho nên về qui hoạch không thể phân cấp quản lý theo kiểu sân Ba Đình thì Trung ương, Chính phủ duyệt, còn sân chơi Con Voi thì quận quyết định!

Xin nói rõ rằng cấp quận chỉ có quyền quản lý qui hoạch chứ không được vẽ qui hoạch mà cũng không được duyệt qui hoạch. Qui hoạch cũng không phải chuyện chia chác, không thể lấy số đông là đủ, huống chi ở đây khái niệm số đông đang cố tình bị bóp méo!

Phân cấp quản lý là để sâu sát hơn, cụ thể hơn và để phục tùng qui hoạch tốt hơn , chứ không phải để chia quyền, rồi muốn làm gì thì làm! Hình hài vườn hoa Con Voi nằm trong Qui hoạch chi tiết quận Đống Đa do Chủ tịch UBND Thành phố ký duyệt - thì ông Chủ tịch quận chỉ có thể làm cụ thể hơn, thêm bể nước, bồn cây, vòi phun... chứ ông ký duyệt một ngôi nhà 3 tầng là ông đã vi phạm Luật xây dựng. 

Trong không khí sạch tối thiểu phải có 21% oxy. Thiếu oxy để thở, con người sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở và sinh nhiều bệnh tật, thậm chí có thể tử vong. Tại sao trong đầu các nhà quản lý chỉ luẩn quẩn những công trình chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng?"...

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2005. Chương 3, Điều 29, khoản 2 qui định: 
 
"Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm qui hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương.

 

Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em”.

 

Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/0/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tại chương II, điều 12, khoản 3 qui định việc "Đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn trong phạm vi gây ảnh hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em" là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Luật Bảo vệ Môi trường điều 28, Chương II qui định:

Tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình không được gây tiếng ồn, độ rung động vượt quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhân dân xung quanh. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp làm giảm tiếng ồn tại khu vực bệnh viện, trường học, công sở, khu dân cư…”... 

  • Nhóm PV Xã hội

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,