,
221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1194010
"Việt Nam sẽ kiểm soát chặt nguồn thịt lợn nhập ngoại"
1
Article
null
,
"Việt Nam sẽ kiểm soát chặt nguồn thịt lợn nhập ngoại"
Cập nhật lúc 03:30, Thứ Ba, 28/04/2009 (GMT+7)
,

 - Ông Hoàng Văn Năm, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trước thông tin về dịch bệnh cúm lợn trên thế giới, Cục Thú y sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt lợn nhập khẩu, nhất là từ Mỹ. Với Mexico, hiện Việt Nam chưa nhập khẩu thịt lợn.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm. (Ảnh: H.Y).

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Phó Cục trưởng Hoàng Văn Năm về công tác chuẩn bị đối phó với dịch cúm lợn tại Việt Nam.

Kiểm soát nhưng thận trọng

- Đối phó với dịch cúm lợn trên thế giới, Cục Thú y đã có phương án gì để kiểm soát tình hình dịch bệnh trong nước, thưa ông?

- Trên thực tế, cúm lợn đã từng xảy ra trên thế giới nhưng không phải do chủng này, kể cả khi đó là H1N1 nhưng cũng là chủng khác. Chúng tôi cũng phân vân giả thuyết thế giới đưa ra, đó là việc các nhà khoa học ở Mỹ nói rằng: gọi là cúm lợn (bởi xuất thân virus của nó gần với cúm lợn cổ điển năm 1918) nhưng có phải xuất phát từ lợn hay không?

Chỗ này cần được làm rõ. Chúng tôi đã đặt câu hỏi đó với Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bởi virus này đã tồn tại, ảnh hưởng trên lợn, gây ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi.

Tuy nhiên, ở các ca bệnh của Mỹ, phần lớn trường hợp người nhiễm H1N1 lại không tiếp xúc với lợn. Do vậy, cần phải nghiên cứu kỹ và tiếp tục điều tra nhưng chúng ta không được chủ quan.

Ở Việt Nam, từ tuần trước chúng tôi đã chỉ đạo 3 phòng thí nghiệm, trong đó Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ (tại Hà Nội) liên hệ với Trung tâm Khống chế dịch bệnh Hoa Kỳ để họ cung cấp tuyp mới nhằm chẩn đoán H1N1 mới này, tuy nhiên chưa có vì đang trong quá trình nghiên cứu, các nước khác cũng không có.

Mặt khác, chúng tôi chỉ đạo cơ quan thú y vùng VI tại TP.HCM liên hệ với Viện Thú y của Australia xin tuyp này để chẩn đoán sớm, nhưng cũng chưa chắc đã có.

- Vậy, Việt Nam xử lý thế nào với nguồn thịt lợn nhập khẩu?

- Trong nước, Cục Thú y đang soạn công văn có tính chất thông báo và biện pháp bước đầu về tình hình đàn lợn. Theo đó, chúng tôi sẽ tăng cường giám sát đàn lợn và những cơ sở giết mổ, chế biến...

Mặt khác, với nhập khẩu thịt lợn, trong khi vấn đề chưa rõ ràng, chưa có bằng chứng nào lây từ lợn sang người (nhất là ngay với lợn cũng chưa phát hiện thấy virus) thì cần rất thận trọng, không thể dừng nhập khẩu ngay được.

Tại Việt Nam chưa phát hiện virus cúm lợn, cả thể cổ điển và thể virus mới hiện nay. (Ảnh Sở KHCN Đồng Nai)

Song, chúng tôi sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt lợn nhập khẩu, nhất là từ Mỹ. Với Mexico, Việt Nam chưa có quan hệ buôn bán nhập khẩu về mặt hàng này, nhưng với Mỹ ta đã nhập cả lợn giống và lợn thịt (khoảng vài nghìn tấn/năm). 

Sáng ngày 27/4, họp giao ban ở Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng lưu ý Cục Thú y nghiên cứu kỹ tình hình, diễn biến của dịch cúm trên lợn đang diễn ra trên thế giới, lên kế hoạch và phương án phòng chống kịp thời; đồng thời rà soát tình hình nhập khẩu thịt lợn từ nước ngoài, đặc biệt từ châu Mỹ.

Thông tin về dịch bệnh rõ ràng

- Trong kịch bản xấu nhất, nếu dịch cúm lợn xuất hiện ở Việt Nam, chúng ta sẽ phải làm gì để phòng chống?

Ủy ban các vấn đề khẩn cấp của WHO có thể sẽ nhóm họp vào ngày mai (28/4) để xem xét tình hình lây lan virus và quyết định xem có tăng mức cảnh báo đại dịch hay không.

Cục Thú y đang xem xét tăng cường mức độ kiểm soát lợn và sản phẩm lợn nhập khẩu từ các nước châu Mỹ, phối hợp cùng cơ quan thú y Mỹ và Australia để chuẩn bị tiến hành lấy mẫu giám sát trên đàn lợn nội địa tại Việt Nam.

- Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong phòng chống dịch cúm gia cầm. Chúng tôi sẽ làm thêm các xét nghiệm để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh theo các biện pháp cũ, đang áp dụng với dịch cúm gia cầm. 

Trước mắt, làm sao tiếp cận được khâu chẩn đoán phát hiện bệnh. Ngoài một số nước châu Mỹ, Bắc Mỹ có ra, hiện chúng ta chưa có, mà nếu có cũng cần phải có thời gian để chuyển giao.

Hơn nữa, người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ và tiêu dùng cần được thông tin rõ ràng về dịch bệnh. Thực tế, Việt Nam chưa bao giờ xảy ra cúm lợn, kể cả với các chủng cổ điển đã từng xuất hiện trên thế giới.

- Cục Thú y cảnh báo người chăn nuôi và người tiêu dùng thế nào, khi mà thông tin về dịch cúm lợn đã tràn ngập trên thế giới, thưa ông?

- Tôi nghĩ người chăn nuôi cần áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAP), đảm bảo an toàn, ngăn chặn các loại mầm bệnh vào trong con lợn, thực hiện tốt khâu kiểm dịch đầu vào.

Thứ nhất, không chăn nuôi hỗn hợp vì các vius có thể đi ngang các vật chủng không phải của nó. Thứ hai, chăn nuôi luôn phải tránh xa khu dân cư, làm giảm khả năng tiếp xúc của con người và vật nuôi.

Quan trọng nhất là người trực tiếp tiếp xúc với lợn phải có trang bị cá nhân tối thiểu, như khẩu trang, găng tay, kính... Người tiêu dùng nên chọn thịt an toàn, đã qua kiểm dịch và thực hiện "ăn chín, uống sôi".

Ngoài ra, đẩy mạnh cung cấp thông tin cho người chăn nuôi và toàn dân để nắm được bệnh này, chú ý phòng chống, không hoang mang nhưng cũng tránh mất cảnh giác để vẫn sản xuất bình thường nhưng an toàn hơn, đảm bảo hơn. Các tiến triển sau của dịch bệnh sẽ có các bước giải pháp tiếp theo, bởi thông tin cập nhật giờ rất nhanh.

Cúm lợn rất nguy hiểm

TS. Tô Long Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ (Cục Thú y), cho biết:

Từ năm 1918, lý thuyết kinh điển cho rằng các virus cúm nói chung nếu muốn lây bệnh cho người thường đi qua con lợn.

Do đó, đường phòng bệnh chủ yếu ở lợn. Năm 2005, đoàn nghiên cứu của Mỹ đã sang Việt Nam lấy 200 mẫu bệnh của lợn để xem có nhiễm virus cúm gia cầm hay không, vì người ta khẳng định lợn là con vật trung chuyển mọi loại virus, nhưng may là không có.

Hiện nay, thế giới đang nghi H1N1 có gốc cúm của lợn, gốc cúm gia cầm Á, Âu và gốc của cúm thường. Nguy hiểm chính, cúm thường là nguyên nhân gây lây lan sang người, đi vào người rất dễ dàng. Bản thân cúm H1N1 ở lợn không gây chết cho lợn.

Gần đây các nhà khoa học thế giới cảnh báo nguy cơ mới: có sự tái tổ hợp virus để hình thành một con virus mới, trong đó có phần virus cúm thường ở người. Đây có thể là nguyên nhân gây lây lan từ người này sang người khác.

Nếu cúm lợn vẫn thường xuyên tồn tại thì nguy cơ nó bị nhiễm thêm virus cúm thường của người là luôn luôn xảy ra, trên thế giới đã từng có ở Mexico.

  • Hà Yên

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Các tin khác
,