- Ngoài khoản tiền 3.173 tỷ đồng dành làm vốn tín dụng ưu đãi, Chính phủ dành 1.542 tỷ đồng để hỗ trợ các khoản chi trước khi đi cho lao động tại 61 huyện nghèo. Rất dễ nhìn thấy, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ chương trình này...
LĐ nghèo có “với” được thị trường Hàn Quốc?
Trả lời báo chí về việc triển khai Quyết định 71, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, sẽ đa dạng thị trường cho lao động nghèo mà không “đóng khung” người lao động ở thị trường nào.
Ông Quỳnh cho biết, hiện Cục đang xây dựng tiêu chí lựa chọn DN, nhưng ông cũng hé lộ DN đủ tiêu chí ít nhất phải có những hợp đồng thẩm định đảm bảo, tiêu chí phải công khai... Ảnh: Vũ Điệp |
“Mục tiêu cơ bản là đưa người lao động nghèo đi nước ngoài là phải giàu lên nên sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho những người có khả năng ở các huyện nghèo đi Hàn Quốc, Nhật Bản”, ông Quỳnh khẳng định.
Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐTB – XH) được thành lập để tổ chức và quản lý lao động sang Hàn Quốc cũng là một loại hình dịch vụ công nên sẽ rất thuận nếu thực hiện trợ giúp người nghèo theo Quyết định 71.
Như vậy, để người lao động nghèo thực sự giàu lên nhờ chính sách trợ giúp của Chính phủ thông qua con đường xuất khẩu lao động, người dân phải được quyền chọn lựa thị trường.
Chắc chắn thị trường Hàn Quốc sẽ là ưu tiên của người lao động vì hiện tại, công việc tại
Người LĐ các huyện nghèo khó với được thị trường Hàn Quốc, Nhật bản. Ảnh: Vũ Điệp. |
Về vấn đề này, ông Quỳnh cho rằng, đây là cả một quá trình dài hơi, được thực hiện từ nay đến năm 2020 và chia thành nhiều giai đoạn chứ chưa hẳn đã áp dụng ngay được.
Không phải “đặc quyền”
Ngoài khoản tiền 3.173 tỷ đồng dành làm vốn tín dụng ưu đãi, Chính phủ dành 1.542 tỷ đồng để hỗ trợ các khoản chi trước khi đi cho lao động tại 61 huyện nghèo như: hỗ trợ tiền đào tạo giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ, tiền ăn ở đi lại. Các khoản hỗ trợ đã được Quyết định 71 ghi rất rõ ràng. Nguyên tắc chi sẽ được tính trên số lao động tham gia.
Tuy nhiên, dù theo cách nào thì cũng vẫn phải có sự hỗ trợ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Theo đúng quy trình, doanh nghiệp về các huyện nghèo tuyển lao động, tổ chức đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng… và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thì người lao động mới được nhận khoản hỗ trợ này.
Rất dễ nhìn thấy doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ chương trình này, vì việc tuyển nguồn lao động dễ dàng, người lao động lại được hỗ trợ hầu hết chi phí nên việc tuyển chọn, đưa lao động đi của DN sẽ rất thuận tiện. Nhưng chắc chắn sẽ không có chuyện doanh nghiệp nào muốn về tuyển lao động tại 61 huyện nghèo cũng đều được phép.
Về vấn đề lựa chọn DN, tại buổi họp báo triển khai Quyết định 71 của Chính phủ về đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, chiều 13/5, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi: "Tiêu chí nào để đánh giá DN xuất khẩu lao động có đủ điều kiện được tuyển lao động ở các huyện nghèo, nếu không sẽ trở thành đặc quyền cho nhiều DN?".
Về vấn đề này, ông Quỳnh cho rằng: Hiện Cục đang xây dựng tiêu chí lựa chọn DN, nhưng ông cũng hé lộ, DN đủ tiêu chí ít nhất phải có những hợp đồng thẩm định đảm bảo, tiêu chí phải công khai…
Được biết, ngày 14/5, Cục QLLĐ ngoài nước chính thức triển khai thực hiện Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ tại Thanh Hoá, sau đó sẽ tiếp tục triển khai thí điểm ở Yên Bái và Quảng Ngãi.
Tổng số tiền hỗ trợ người lao động theo Quyết định 71/QĐ-Ttg ngày 29/4 của Thủ tướng là 4.715 tỷ đồng, trong đó 3.173 tỷ đồng là vốn tín dụng ưu đãi và 1.542 tỷ đồng dành để hỗ trợ. Cụ thể các khoản hỗ trợ: - Hỗ trợ lao động học bổ túc văn hoá - Hỗ trợ lao động học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. |
-
Vũ Điệp